Trọng tải là một thông số kỹ thuật cực kỳ quan trọng đối với các phương tiện vận tải khi tham gia giao thông. Hãy cùng Xe nâng Doosan Việt Nam đi tìm hiểu chi tiết trọng tải là gì? Quy định về tải trọng xe tại Việt Nam như thế nào thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Trọng tải là gì?
Trọng tải là thuật ngữ chỉ khối lượng tối đa cho phép mà phương tiện giao thông có thể chở đúng theo thông số kỹ thuật của do đã được công bố do nhà sản xuất. Tất cả các thông số kỹ thuật liên quan đến trọng tải sẽ được ghi trên giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Cục Đăng Kiểm Việt Nam cấp.
Do đó, trước khi vận hành thì người lái và chủ xe cần phải nắm rõ các thông số trọng tải của xe để đảm bảo tuân thủ và thực hiện theo đúng quy định. Việc đảm bảo đúng trọng tải sẽ giúp xe vận hành được ổn định, máy móc hoạt động bền bỉ và kéo dài tuổi thọ hơn. Ngược lại, thường xuyên chở hàng hóa quá trọng tải sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến khả năng làm việc của xe, thậm chí dẫn đến tình trạng hỏng hóc và xuống cấp.
Tải trọng là gì?
Tải trọng được định nghĩa là khối lượng người hoặc hàng hóa thực tế mà phương tiện đang chở không bao gồm tự trọng của xe. Các phương tiện lưu thông với tải trọng vượt quá trọng tải quy định sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Tải trọng = Khối lượng toàn bộ của xe - Tự trọng của xe
Dựa vào thông số tải trọng sẽ giúp người lái xác định được khối lượng người, hàng hóa đang chở có nằm trong mức cho phép hay không. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp mức tải trọng cho phép của phương tiện sẽ không đồng nhất với thông số tải trọng của chúng.
Phân biệt trọng tải và tải trọng như thế nào?
Sau khi hiểu định nghĩa trọng tải là gì và tải trọng là gì thì chắc hẳn quý bạn đọc đã hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại thuật ngữ này.
- Trọng tải là số lượng hàng hóa mà xe có khả năng vận chuyển tối đa được.
- Tải trọng là tổng khối lượng hàng hóa mà xe hiện tại đang chở chưa tính tự trọng của xe.
Theo quy định, mức tải trọng sẽ không được vượt quá trọng tải để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
Quy định về trọng tải xe tại Việt Nam
1. Quy định về tải trọng xe tải
Xe tải là tên gọi của các loại xe thân rời (xe container, sơ mi mooc) và các loại xe thân liền (xe ben, xe thùng). Lúc này, mức trọng tải của xe sẽ được quy định theo tổng số trục, cụ thể như sau:
Tổng tải trọng của các loại xe tải |
||
Tổng số trục |
Xe thân rời |
Xe thân liền |
2 |
|
≤ 16 tấn |
3 |
≤ 26 tấn |
24 tấn |
4 |
≤ 34 tấn |
30 tấn |
5 |
≤ 40 tấn |
34 tấn |
2. Mức phạt khi xe quá tải trọng
Mức phạt khi xe quá tải trọng còn phụ thuộc vào phần trăm vượt tải là bao nhiêu. Điều này đã được quy định rõ tại Điều 4, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
- Điều khiển xe tải chở hàng vượt quá trọng tải cho phép trên 10 - 30%: Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 VNĐ.
- Điều khiển xe tải chở hàng vượt quá trọng tải cho phép trên 30 - 50%: Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 VNĐ. Đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
- Điều khiển xe tải chở hàng vượt quá trọng tải cho phép trên 50 - 100%: Phạt tiền từ 5.000.000 - 7.000.000 VNĐ. Đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
- Điều khiển xe tải chở hàng vượt quá trọng tải cho phép trên 100 - 150%: Phạt từ 7.000.000 - 8.000.000 VNĐ. Đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.
- Điều khiển xe tải chở hàng vượt quá trọng tải cho phép trên 150%: Phạt từ 8.000.000 - 12.000.000 VNĐ. Đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 - 5 tháng.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Cách đọc trọng tải xe
Tải trọng xe nâng hàng là gì?
Trọng tải là gì đã được giải đáp, vậy trọng tải xe nâng hàng là bao nhiêu? Tải trọng xe nâng quy định như thế nào?
Đây là những thông số quan trọng và cần được quan tâm khi sử dụng xe nâng hàng. Người điều khiển cần phải tính toán chi tiết xem trọng tải trọng và tâm tải trọng xe nâng là bao nhiêu để lựa chọn cho mình loại xe phù hợp, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Thông thường, tải trọng xe nâng được tính bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đa số dựa vào tâm tải trọng, khoảng cách ngang từ mặt đứng của cảng nâng đến trọng tâm của tải.
Để có thể giảm thiểu tai nạn như rơi đổ tải, lật xe, nứt gãy càng nâng thì khi lựa chọn xe nâng quý khách cần phải lưu ý:
- Chọn mua xe nâng hàng có mức tải trọng lớn hơn so với khối lượng hàng hóa cần nâng.
- Xác định chính xác trọng tâm của tải, trọng tâm càng xa thì khả năng nâng càng thấp, nhưng quá gần sẽ khiến xe bị nghiêng về phía trước.
- Tuyệt đối không nâng hạ hàng hóa vượt quá trọng tải thiết kế của nhà sản xuất, tuân thủ đúng các nguyên tắc an toàn xe nâng hàng.
Như vậy bài viết đã giải đáp chi tiết về trọng tải là gì cũng như các quy định về trọng tải xe tại Việt Nam. Nếu bạn muốn biết chi tiết về trọng tải xe nâng hàng Doosan hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số HOTLINE 1900 55 88 77.
>>> Tham khảo ngay:
- Mã lực là gì? 1 mã lực bằng bao nhiêu W, kW, Km/h và Kg?
- Cấu tạo xe nâng dầu, xe nâng điện và xe nâng tay
- Kích thước xe nâng 1 - 10 tấn kèm thông số kỹ thuật chi tiết
- Kích thước container 10 feet, 20 feet, 40 feet, 45 feet, 60 feet chi tiết nhất
Tìm kiếm liên quan:
- Tải trọng và trọng tải
- Trọng tải cầu la gì
- Tổng trọng tải la gì
- Trọng tải xe máy la gì
- Trọng tải xe la gì
- Cách xem trọng tải xe trên đăng kiểm
- Tải trọng thiết kế la gì
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!