Xe nâng tay là dòng xe thông dụng, được sử dụng ở hầu hết các xí nghiệp, nhà máy, kho chứa để nâng đỡ và di chuyển hàng hóa từ vị trí này qua vị trí khác. Hiểu rõ cấu tạo xe nâng tay sẽ giúp doanh nghiệp bạn tiết kiệm được nhân công và sắp xếp hàng hóa một cách an toàn và hiệu quả. Tất cả sẽ được Xe nâng Doosan Việt Nam trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Tìm hiểu xe nâng tay là gì?
Xe nâng tay là dòng xe chuyên dụng để nâng hạ, vận chuyển hàng hóa trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Khác với dòng xe nâng dầu, xe nâng tay nâng hạ bằng thủy lực, kích nâng bằng chân hoặc bằng tay. Loại xe này được thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng, sử dụng phổ biến trong các nhà kho có lối đi hẹp, tải trọng nhỏ và có tính cơ động cao.
Mô phỏng 3D xe nâng tay cơ
Tại thị trường Việt Nam có rất nhiều loại xe nâng tay với nhiều kích cỡ khác nhau và được chia làm 3 loại chính: Xe nâng tay điện, xe nâng tay bán tự động và xe nâng tay cơ. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm và ứng dụng khác nhau, phù hợp với đa dạng ngành nghề sản xuất công nghiệp.

Cấu tạo xe nâng tay
1. Cấu tạo xe nâng tay cơ
Xe nâng tay cơ có cấu tạo khá đơn giản với 5 bộ phận chính:
- Tay kích nâng: Có nhiệm vụ kích nâng và điều khiển càng xe theo ý muốn của người lái.
- Càng xe: Được thiết kế với 2 càng song song đúc bằng thép dày nguyên khối, được phủ một lớp sơn cách điện đem đến khả năng chịu lực tốt và an toàn cho người sử dụng.
- Hệ thống thủy lực: Đây là bộ phận quan trọng có tác dụng nâng càng và hàng hóa lên cao.
- Bánh xe: Được thiết kế với 4 bánh xe được làm từ các chất liệu khác nhau, 2 bánh ở càng và 3 bánh lái giúp xe di chuyển một cách vững vàng nhất.

2. Cấu tạo xe nâng bán tự động
Xe nâng bán tự động có cơ chế hoạt động khá đặc biệt, nó di chuyển bằng tay nhưng nâng hạ hàng hóa bằng điện. Loại xe này được thiết kế đơn giản, linh hoạt và có khả năng nâng hàng hóa tối đa là 3 tấn lên đến chiều cao 3 mét. Cấu tạo của xe nâng bán tự động bao gồm:
- Khung nâng: Là bộ phận đỡ càng nâng, được thiết kế chắc chắn đảm bảo an toàn khi vận hành.
- Càng nâng: Là nơi nâng đỡ và tiếp xúc hàng hóa, có thể điều chỉnh càng nâng một cách dễ dàng.
- Hệ thống điều khiển: Cần gạt, nút điều khiển, tay điều khiển, đóng vai trò điều khiển nâng hạ và di chuyển hàng hóa.
- Bánh xe: Đa số các loại bánh xe nâng đều được làm bằng nhựa PU cao cấp bọc lõi thép giúp xe di chuyển linh hoạt mà không gây hư hại cho bề mặt địa hình.
3. Cấu tạo xe nâng tay điện
Xe nâng tay điện là dòng xe sử dụng trợ lực điện để nâng đỡ và di chuyển hàng hóa trong phạm vi kho xưởng với tải trọng lên đến 5 tấn. Dòng xe này được chia làm 2 laoij xe nâng tay điện cao và xe nâng tay điện thấp.
3.1. Xe nâng tay điện thấp
Cấu tạo xe nâng tay điện thấp dùng để di chuyển hàng hóa từ vị trí này qua vị trí khác nên nó chỉ có chiều cao nâng từ 12 cm - 20 cm. Cấu tạo với 4 bộ phận chính sau đây:
- Càng xe: Được chế tạo từ thép không gỉ và phủ một lớp sơn cách điện hoàn hảo đảm bảo an toàn cho người vận hành.
- Tay điều khiển: Đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển hoạt động của xe.
- Bánh xe: Gồm 4 bánh với vị trí khác nhau, 2 bánh ở càng nâng và 2 bánh còn lại là các bánh lái giúp xe di chuyển vững vàng.
- Bình ắc quy: Là nơi dự trữ và cung cấp điện năng cho xe vận hành.
3.2. Cấu tạo xe nâng tay điện cao
Xe nâng tay điện cao có khả năng nâng cao hàng hóa từ 3 mét cho đến 6 mét với cấu tạo gồm:
- Khung nâng: Được sản xuất từ nhiều vật liệu khác nhau, giúp nâng hàng hóa lên độ cao tối đa là 6 mét.
- Tay điều khiển: Đây là bộ phận quan trọng giúp điều khiển hướng lái và kích nâng một cách chính xác.
- Càng xe: Làm từ thép không gỉ và phủ thêm lớp sơn cách điện giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Bánh xe: Thiết kế với 4 bánh nhưng bánh sau có bán kính to hơn bánh trước giúp xe di chuyển dễ dàng.
- Bình ắc quy: Xe nâng tay điện cao có 2 kiểu bình ắc quy đó là axit - chì và lithium.

Nguyên lý hoạt động của xe nâng tay
Dựa vào cấu tạo xe nâng tay có thể thấy nó hoạt động chủ yếu bằng hệ thống nén thủy lực. Có thể nói, đây là dòng xe dễ vận hành nhất trong các loại xe nâng hàng có mặt trên thị trường.
- Đối với xe nâng tay thấp, sau khi di chuyển tới vị trí có hàng hóa, người điều khiển tiến hành khóa phanh và kích hoạt hệ thống thủy lực bằng tay. Sau khi hàng hóa tới độ cao mong muốn thì bóp phanh để xả khí nén và đưa hàng về đúng vị trí.
- Đối với xe nâng tay cao, khi hàng hóa được đặt lên pallet ngay ngắn, tiến hành khóa phanh và kích hoạt hệ thống thủy lực bằng tay hoặc chân. Lúc này, càng xe sẽ được nâng lên cao và đưa hàng hóa rời khỏi mặt đất với một độ cao thích hợp. Sau đó, tiến hành xả khí nén phanh bằng việc bóp nhẹ phanh để thoát khí ra và bắt đầu di chuyển hàng đến vị trí yêu cầu.

Bảng thông số kỹ thuật xe nâng tay
Dựa vào bảng thông số kỹ thuật sẽ giúp khách hàng nắm rõ được cấu tạo xe nâng tay, tải trọng, chiều cao, động cơ từ đó lựa chọn được loại xe phù hợp nhất.
Thông số kỹ thuật của xe nâng tay |
||||
Thông số |
Xe nâng tay điện cao |
Xe nâng tay điện thấp |
Xe nâng tay bán tự động |
Xe nâng tay cơ |
Tải trọng nâng |
1000 – 3000 kg |
2000 – 3000 kg |
1000 – 3000 kg |
1000 – 3000 kg |
Chiều cao nâng |
2 – 5.5 m |
125 mm |
2 -3 m |
19 – 20 cm |
Động cơ |
Motor điện |
Motor điện |
Kết hợp điện và thủy lực |
Xi lanh thủy lực |
Bánh xe |
PU/ lõi thép bọc PU |
Lõi thép bọc PU |
Lõi thép bọc PU |
Lõi thép bọc PU |
Kiểu lái |
Đứng lái/ ngồi lái |
Đứng lái |
Đứng lái |
Đứng lái |
>>> Tham khảo ngay: Kích thước xe nâng 1 - 10 tấn kèm thông số kỹ thuật chi tiết
Hướng dẫn sử dụng xe nâng tay đúng cách
1. Sử dụng xe nâng tay thấp
- Bước 1: Điều khiển xe nâng đến vị trí có hàng hóa cần vận chuyển
- Bước 2: Di chuyển càng nâng vào đúng vị trí nâng hàng hóa và đảm bảo cân bằng, không bị lệch.
- Bước 3: Thực hiện khóa phanh xe nâng
- Bước 4: Điều khiển hệ thống bơm thủy lực để càng xe nâng hàng hóa lên cao và bắt đầu di chuyển.
- Bước 5: Khi càng nâng đạt đến độ cao phù hợp thì tiến hành xả khí nén bằng phanh.
Lưu ý: Những dòng xe nâng tay không có phanh người điều khiển không cần dùng đến bước khóa và xả phanh. Thay vào đó là tiến hành vặn chặt van xả rồi mới bắt đầu nâng hệ thống bơm thủy lực. Ngược lại, vặn van xả ra từ từ để hạ ống thủy lực về vị trí ban đầu.
2. Sử dụng xe nâng tay cao
Với những cấu tạo xe nâng tay cao, khách hàng có thể dễ dàng vận hành theo các bước:
- Bước 1: Di chuyển xe nâng đến khu vực hàng hóa cần bốc và xếp dỡ
- Bước 2: Tiến hành khóa phanh sau đó nâng hệ thống piston thủy lực lên
- Bước 3: Sử tay tác động lực vào kích nâng để di chuyển hàng lên cao hoặc xuống thấp theo yêu cầu.
- Bước 4: Sau khi sắp xếp hàng hóa vào vị trí hãy bóp từ từ phanh xả đến khi càng nâng hạ hoàn toàn.
>>> Tham khảo ngay: Cấu tạo xe nâng điện đứng lái, ngồi lái chi tiết nhất 2023
Lưu ý khi sử dụng xe nâng tay
Đối với các dòng xe nâng tay điện, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng cũng như tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng linh kiện, các doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau đây:
1. Kiểm tra thông số kỹ thuật xe nâng
Việc kiểm tra thông số kỹ thuật xe nâng sẽ giúp người vận hành điều khiển an toàn và chính xác hơn. Đặc biệt là các dòng xe cũ, người mua cần phải tìm hiểu kỹ và tham khảo tư vấn của người bán trước khi sử dụng. Thực hiện các bước kiểm tra sau:
- Kiểm tra bộ phận điều khiển đảm bảo nhanh nhạy và không hư hỏng
- Xem xét cấu tạo xe nâng tay thông qua hệ thống phanh xe, càng xe, trục nâng tay đẩy.
- Đảm bảo bánh xe có thể sử dụng được, vẫn còn độ ma sát để quá trình vận hành được diễn ra an toàn.
Bên cạnh đó, người dùng nên ưu tiên vận hành xe điện trên địa hình bằng phẳng, loại bỏ ổ gà, vật cản, gạch đá…
2. Đặt an toàn lên hàng đầu
Khi vận hành xe nâng người điều khiển cần trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ như gang tay, ủng, khẩu trang và lưu ý:
- Không cho trẻ con, người già, người lao động hoạt động gần vị trí trục nâng, tay nâng hay pallet khi đang vận hành.
- Tránh xa những cạnh sắc nhọn trên càng xe, khung xe nâng.
- Hạn chế điều khiển xe bằng cách kéo hay đẩy, thay vào đó nên đứng thẳng để tác động lên hệ thống bơm thủy lực.
- Tăng tốc từ từ, chú ý những góc cua để di chuyển khéo léo.
3. Sắp xếp hàng hóa ngăn nắp
Gia cố kiện hàng chắc chắn khi đưa lên pallet sẽ giúp hạn chế được các rủi ro rơi vỡ hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó cần lưu ý các vấn đề sau:
- Càng xe được đặt ở vị trí cố định, điểm đặt cần phải đúng trọng tâm của tấm pallet để hàng hóa được cân bằng.
- Pallet và mặt sàn cần phải có khoảng cách tầm 3,4 cm để giúp việc luồn càng nâng vào một cách dễ dàng.
- Gia cố và buộc chặt kiện hàng bằng dây nilon, băng keo hay dây cao su.
>>> Xem ngay: Quy định an toàn vận hành xe nâng hàng kèm tài liệu hướng dẫn
Mua xe nâng tay điện Doosan ở đâu uy tín, chính hãng?
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều các đơn vị cung cấp xe nâng tay với đủ tải trọng và mức giá thành khác nhau. Khách hàng cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng để chọn được đơn vị uy tín, chất lượng. Xe nâng Doosan thuộc Công ty CP Kỹ thuật Dịch vụ Thành Công tự hào là đơn vị nhập khẩu và phân phối duy nhất xe nâng hàng Doosan Hàn Quốc tại Việt Nam, được rất nhiều doanh nghiệp tin dùng.
- Giá cạnh tranh nhất thị trường với nhiều ưu đãi hấp dẫn
- Đa dạng sản phẩm giúp khách hàng có nhiều lựa chọn
- Hệ thống chi nhánh, kho xưởng ở cả Bắc và Nam giúp quá trình vận chuyển xe cho khách hàng được nhanh nhất.
- Bảo hành lên tới 24 tháng
- Hỗ trợ, tư vấn giải đáp thắc mắc 24/7
Hình ảnh sử dụng xe nâng tay điện Doosan



Cấu tạo xe nâng tay sẽ khác nhau tùy vào từng hãng sản xuất cũng như model sản phẩm. Quý khách quan tâm hãy liên hệ ngay số HOTLINE để được hỗ trợ và tư vấn trực tiếp bởi Xe nâng Doosan Việt Nam. Chúng tôi chuyên phân phối xe nâng Doosan Hàn Quốc đảm bảo chất lượng, bền bỉ, giá tốt nhất.
>>> Tham khảo thêm:
Hướng dẫn sửa chữa xe nâng tay chi tiết nhất
Dịch vụ sửa chữa xe nâng điện, xe nâng dầu tận nơi 24/7 Hà Nội, TPHCM
Nguyên lý hoạt động & Cấu tạo xe nâng người chi tiết nhất
Tìm kiếm liên quan:
- Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay
- Bản vẽ xe nâng tay
- Nguyên lý xe nâng tay
- Xe nâng tay không nâng được
- Kích thước xe nâng tay
- Cách làm xe nâng tự chế
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!