Ly hợp là bộ phận quan trọng, đảm nhiệm vai trò truyền hoặc ngắt momen lực từ hệ thống động cơ đến hộp số của xe ô tô. Vậy ly hợp là gì, cấu tạo, nguyên lý hoạt động như thế nào? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây, cùng với đó là danh sách các loại ly hợp được sử dụng phổ biến hiện nay.
Mục lục
Ly hợp là gì?
Ly hợp tên tiếng là là clutch, đây là một bộ phận giúp kết nối trục khuỷu của động cơ ô tô với các bộ phận khác của hộp số. Nó giữ nhiệm vụ chính là dẫn động hộp số bằng việc đóng hoặc mở dựa theo sự điều khiển của người lái. Khi đó, xe ô tô sẽ chuyển động tiến hoặc lùi, thậm chí có thể điều khiển dừng lại. Có thể thấy, ly hợp là bộ phận quan trọng và không thể thiếu để cấu tạo lên xe ô tô.
Cấu tạo ly hợp
Ly hợp có cấu tạo đơn giản với 3 bộ phận chính:
- Phần chủ động: Bao gồm bánh đà, đĩa ép, vỏ ly hợp, giá đỡ lên vỏ ly hợp.
- Phần bị động: Bao gồm đĩa ma sát, trục bị động.
- Cơ cấu điều khiển để ngắt ly hợp: Bao gồm bàn đáp, các cần bẩy, thanh nối, khớp trượt, lò ép.
Cụ thể về cấu tạo của ly hợp như sau:
- Bánh đà: Có chức năng tạo ra momen quán tính khối lượng, từ đó giúp động cơ xe ô tô hoạt động hiệu quả. Nó được khoan lỗ để gắn với các bộ phận ly hợp trên xe.
- Đĩa ly hợp: Sử dụng để lắp ráp với nguồn, đảm bảo tiếp xúc đều với bề mặt ma sát của đĩa ép và bạn đã. Loại đĩa này có hình tròn, mỏng và được làm từ thép.
- Vòng bi cắt: Vòng bi được gắn trên ống trượt và đã được bôi mỡ đầy đủ và chuyển động trượt dọc trục.
- Bàn đạp: Tạo ra áp suất thủy lực trong xi lanh chính, sau đó tác dụng lên xi lanh cắt ly hợp để tạo ra việc đóng và ngắt.
- Xi lanh chính: Bao gồm bộ phận cần đẩy, piston, buồng chứa dầu, lò xo hãm và lò xo ly hợp.
- Bàn ép và lò xo đĩa: Nắp ly hợp đóng vai trò nối và ngắt công suất của động cơ, nó được gắn thêm lò xo dùng để đẩy đĩa ép ly hợp vào đĩa ly hợp.
Nguyên lý hoạt động của ly hợp
Khi muốn điều khiển xe ô tô dừng lại mà động cơ vẫn nổ máy thì cần đến bộ ly hợp để ngắt truyền động xuống các bánh xe. Do đó, bộ ly hợp sẽ có nguyên lý hoạt động như sau:
Để đóng ly hợp, tài xế nhả chân khỏi chân côn, lúc này bánh đà quay, đĩa ma sát bị lò xo đẩy áp chặt lên bánh đà thông qua đĩa ép. Nhờ có lực ma sát giúp momen truyền từ trục khuỷu bánh đà qua đĩa ma sát và then hoa, sau đó đến trục sơ cấp của hộp số. Các chi tiết trên sẽ tạo thành một khối cùng quay theo bánh đà.
Khi ngắt ly hợp, đồng nghĩa với việc không truyền momen thì sẽ đạp côn để thông qua đòn bẩy và khớp nối, trượt chuyển động sang trái ép vào đầu cần bẩy để chúng quay trên giá đỡ và đầu kia của cần bẩy kéo đĩa ép thắng lực ép lò xo, dịch chuyển sang phải và tách đĩa ma sát khỏi mặt bánh đà.
>>> Xem ngay:
Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa là gì? Cấu tạo, nguyên lý làm việc và yêu cầu
Vòng bi bạc đạn là gì? Tổng hợp thông số bạc đạn và vòng bi chi tiết
Cây láp là gì? Cấu tạo & Nguyên lý hoạt động của cây láp xe tải
Yêu cầu của ly hợp là gì?
- Ly hợp phải truyền được momen xoắn lớn nhất của động cơ mà không bị trượt trong bất kỳ điều kiện nào, muốn vậy thì đòi hỏi momen ma sát sinh ra rong ly hợp phải lớn hơn momen xoắn của động cơ.
- Khi đóng phải êm dịu không tạo ra âm thanh hay va đập mạnh trong hệ truyền lực.
- Khi mở phải êm dịu, nhanh chóng và dứt khoát.
- Điều khiển ly hợp dễ dàng, lực tác dụng lên pedal phải nhỏ.
- Kết cấu đơn giản, dễ điều chỉnh, vệ sinh bảo dưỡng dễ dàng.
Các loại ly hợp thường thấy trên ô tô
Ly hợp ô tô được sử dụng với nhiều loại sao cho phù hợp với thiết kế của từng động cơ và hộp số. Cụ thể nó được phân loại theo 5 cách sau:
1. Phân loại dựa vào phương pháp truyền momen xoắn
- Ly hợp ma sát: Lực ma sát từ các đĩa trên bộ ly hợp được sử dụng để truyền momen từ động cơ tới trục sơ cấp của hộp số.
- Ly hợp thủy lực: Sử dụng chất lỏng và dầu thủy lực cùng với bộ biến mô thủy lực để truyền động từ momen xoắn đến động cơ.
- Ly hợp điện từ: Momen lực được truyền động qua ly hợp nhờ từ trường của khối nam châm điện.
- Ly hợp liên hợp: Kết hợp 2 trong 3 cách truyền động trên.
2. Phân loại dựa vào phương pháp tạo lực kéo
- Ly hợp lò xo: Đây là loại ly hợp có lò xo được nén chặt tạo nên lực điều khiển trạng thái ly hợp.
- Ly hợp ly tâm: Tạo lực ép giúp đóng và mở ly hợp thông qua việc sử dụng lực ly tâm.
- Ly hợp nửa ly tâm: Kết hợp giữa lực ly tâm và lực ép lò xo để sinh ra từ trọng khối phụ để có thể điều khiển ly hợp ô tô.
3. Phân loại dựa vào phương pháp dẫn động
- Ly hợp dẫn động cơ khí: Đóng ngắt ly hợp bằng tay đòn hoặc sử dụng hệ thống dây cáp.
- Ly hợp dẫn động thủy lực: Khi nhấn bàn đạp ly hợp, lực nhấn sẽ tạo ra một áp suất thủy lực trong xi lanh chính, khi dầu thủy lực chảy từ bình chứa qua đường ống dẫn và truyền lực tác dụng lên xi lanh cắt, giúp ly hợp đóng hoặc ngắt theo điều kiện.
4. Phân loại dựa vào phương pháp điều khiển
- Điều khiển thủ công: Người lái sẽ tác động vào bàn đạp ly hợp, lực sẽ được truyền qua hệ thống truyền động để tác động tới hộp số.
- Điều khiển tự động: Người lái không cần tác động vào bàn đạp ly hợp, hoạt động đóng/ mở của ly hợp sẽ được tự động điều khiển.
5. Phân loại dựa vào trạng thái làm việc
- Ly hợp đóng: Hệ thống luôn trong trạng thái đóng, lúc này lò xò ép đĩa ép và ép ma sát tạo thành một khối.
- Ly hợp mở: Hệ thống luôn ở trạng thái mở và chỉ đóng khi có lực điều khiển.
Tổng quan về ly hợp xe nâng
1. Ly hợp xe nâng là gì?
Sau khi hiểu rõ ly hợp là gì, cấu tạo và phân loại thì chắc hẳn nhiều bạn đang muốn biết thêm về ly hợp sử dụng cho xe nâng hàng như thế nào. Theo đó, ly hợp xe nâng là một cơ cấu được sử dụng trong một thiết bị có nhiệm vụ nối và tách hai trục quay với nhau. Cụ thể, trục thứ nhất được một động cơ dẫn động còn trục kia lại dẫn động một thiết bị khác.
Trong cấu tạo xe nâng hàng, ly hợp là bộ phận quan trọng và nằm ở vị trí giữa động cơ và hộp số. Nó có khả năng bóc tách một cách dứt khoát động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực khi cần sang số hoặc lúc khởi động. Đồng thời, ly hợp còn đảm nhiệm vai trò nối trục khuỷu động cơ với trục hộp số khi xe bắt đầu di chuyển.
2. Công dụng của ly hợp trên xe nâng
Ly hợp của xe nâng đem đến nhiều công dụng nổi bật sau đây:
- Ly hợp giúp truyền công suất động cơ đến hộp số xe nâng để nó vận hành êm ả và ổn định.
- Kết nối trục ra của động cơ cùng với trục vào của hộp số thông qua việc ăn khớp trong cấu tạo của chúng.
- Khi nhấn đạp côn, piston thủy lực hoặc cần liên hợp sẽ tạo ra một tác động đến bẩy lực khá lớn.
Ly hợp trên xe nâng
3. Lưu ý về lý hợp trên xe nâng
Sau khi hiểu rõ ly hợp là gì, khi sử dụng ly hợp của xe nâng thường gặp phải vấn đề bố nồi bị mò sau một thời gian sử dụng, các lò xo yếu dần và không đủ sức ép dẫn đến tình trạng các bộ phận của ly hợp sẽ trượt lên nhau, giảm khả năng truyền công suất, phát sinh ra nhiệt gây hao nhiên liệu và gây tiếng kêu lớn.
Ngoài ra, nóng máy sau khi vận hành do phần ma sát làm dầu bôi trơn bị đốt cháy, giảm độ nhớt, côn bị trượt nhiều hơn. Người vận hành xe nâng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm tra và bảo dưỡng bộ phận ly hợp xe nâng định kỳ
- Thay dầu máy có độ nhớt phù hợp theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Không nên sử dụng xe nâng hàng vượt tải liên tục trong một thời gian dài
- Điều khiển xe nâng phù hợp với tải, tốc độ và điều kiện địa hình.
- Kiểm tra kỹ các yếu tố ngoại quan trước khi vận hành, phát hiện sớm hư hỏng để khắc phục hiệu quả.
- Khi có lỗi phát sinh hãy liên hệ ngay trung tâm sửa chữa xe nâng chuyên nghiệp để khắc phục kịp thời.
Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ly hợp là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao. Xem thêm nhiều bài viết về phụ tùng ô tô trên website doosan-iv.vn.
>>> Xem thêm:
Bộ chế hòa khí ô tô, xe máy là gì? Cấu tạo và Nguyên lý làm việc của bộ chế hòa khí
Van hằng nhiệt là gì? Van hằng nhiệt nằm ở đâu và có nên bỏ van hằng nhiệt?
Xupap là gì? Cấu tạo và công dụng của xupap trên ô tô, xe máy
Động cơ đốt trong là gì? Vai trò và ứng dụng của động cơ đốt trong
Phanh tang trống là gì? Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại phanh tang trống
Tìm kiếm liên quan:
- Bàn đạp ly hợp là gì
- Bộ ly hợp ô to
- Ly hợp côn là gì
- Trượt ly hợp là gì
- Bộ ly hợp xe máy
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!