Phanh tang trống là gì? Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại phanh tang trống

Phanh tang trống là thuật ngữ chỉ một bộ phận của xe ô tô, đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển dừng đỗ xe an toàn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ phanh tang trống là gì? Cấu tạo ra sao? Nguyên lý hoạt động như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây, cùng với đó là các loại phanh tang trống được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Phanh tang trống là gì?

Phanh tang trống (Drum Brake) còn được nhớ đến với tên gọi phanh guốc và phanh đùm. Nó được nghiên cứu và chế tạo bởi nhà khoa học Louis Renault vào năm 1902, phanh giúp người điều khiển xe kiểm soát được tốc độ di chuyển, dừng đỗ xe kịp thời trước những trường hợp cần thiết.

Thông thường, hệ thống phanh tang trống được trang bị ở trục sau của bánh xe với dạng hộp kín. Đây là loại phanh cho hiệu quả tốt nhất nhưng chi phí lại cực kỳ hợp lý. Chính vì thế, phanh tang trống được sử dụng hầu hết ở các loại ô tô, đặc biệt là xe khác, xe du lịch và kể cả xe máy.

Phanh tang trống là gì?

Sơ đồ cấu tạo phanh tang trống

Một hệ thống phanh tang trống sẽ được cấu tạo bởi các bộ phận sau: Trống, xi lanh, guốc, lò xo vị hồi, cuppen, piston. Mỗi bộ phận sẽ có vai trò và nhiệm vụ khác nhau:

  • Bộ phận trống phanh: Nó là một hộp rỗng bên ngoài, được gắn với trục bánh xe và quay theo bánh xe, tạo ra một bề mặt ma sát để làm chậm hoặc dừng bánh xe khi má phanh được điều khiển ép vào bánh.
  • Bộ phận xi lanh phanh: Đóng nhiệm vụ tạo ra không gian vừa đủ để chứa piston, cuppen, dầu. Nếu bộ phận này bị hư hỏng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống phanh tang trống.
  • Bộ phận piston phanh: Khi dầu tạo ra áp suất sẽ tác động và piston sẽ bị đẩy ra, phần guốc phanh được ép vào trống phanh. Quá trình này sẽ giúp xe giảm được tốc độ hoặc dừng hẳn theo sự điều khiển của tài xế.
  • Bộ phận guốc phanh: Được sắp xếp trực tiếp lên bề mặt của trống phanh, đây là vị trí tạo nên sự ma sát với trống phanh.
  • Bộ phận lò xo hồi vị: Đảm nhiệm vai trò đưa piston trở về vị trí ban đầu sau khi bị áp suất dầu đẩy ra.
  • Bộ phận cuppen: Có nhiệm vụ giúp xi lanh được kín để hạn chế tình trạng rò rỉ dầu và không khí bên trong xi lanh.
  • Ngoài những bộ phận kể trên, phanh tang trống còn có một số thành phần khác như tấm lót, thanh chống, dây cáp, đóng vai trò truyền lực.
Sơ đồ cấu tạo phanh tang trống

Nguyên lý hoạt động của phanh tang trống là gì?

Hệ thống phanh tang trống hoạt động thông qua việc tác động lực lên phanh là cho các bánh xe ngừng quay. Cụ thể như sau: Khi người tài xế đạp chân phanh, lúc này cơ cấu phanh sẽ tạo ra lực thông qua việc sử dụng áp suất thủy lực truyền từ xi lanh chính đến xi lanh phanh. Sau đó, guốc phanh sẽ bị ép vào trống phanh khiến bạn xe dừng lại. Khi không có sự xuất hiện của áp suất, lực lò xo phản hồi và đẩy guốc phanh rời khỏi mặt trong của trống và trở về vị trí ban đầu.

Nguyên lý hoạt động của phanh tang trống

>>> Xem ngay:

Phanh điện từ là gì? Nguyên lý làm việc và cấu tạo phanh điện từ

Động cơ Diesel là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ diesel

Các loại phanh tang trống

Dựa vào mục đích guốc dẫn và kéo, phanh tang trống được chia làm 4 loại phổ biến sau đây:

  • Phanh tang trống dẫn và kéo: Loại phanh này được thiết kế với xi lanh bánh xe và neo cố định.
  • Phanh tang trống hai guốc dẫn: Được thiết kế với 2 bánh xi lanh cố định liên kết với nhau thông qua một bộ điều chỉnh để tạo áp lực lớn. 
  • Phanh tang trống một trợ động: Cấu tạo bao gồm xi lanh bánh xe cố định, xi lanh điều chỉnh và thêm một trợ động.
  • Phanh tang trống hai trợ động. Cấu tạo bao gồm xi lanh bánh xe cố định, xi lanh điều chỉnh và hại trợ động.
Các loại phanh tang trống

Ưu nhược điểm của phanh tang trống là gì?

1. Ưu điểm của phanh tang trống

  • Phanh tạo ra lực mạnh và không gây nên tình trạng trượt, lết khi dừng đỗ xe.
  • Được thiết kế với dạng hộp nguyên khối giúp việc bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi tác động với bụi bẩn, nước, bùn đất.
  • Guốc phanh dày có thể sử dụng được thời gian dài và ít chi phí bảo dưỡng.
  • Phanh tang trống có mức chi phí sản xuất thấp và có thể tái sản xuất sử dụng.

2. Nhược điểm của phanh tang trống

  • Thiết kế dạng hộp kín nên quá trình thoát nhiệt kém, ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận bên trong tang trống.
  • Thời gian giảm tốc chậm nên khi phanh gấp hoặc đổ đèo sẽ nguy hiểm.
  • Trong lượng phanh nặng có thể ảnh hưởng đến tải trọng của xe ô tô.

So sánh phanh tang trống và phanh đĩa

Bên cạnh việc tìm hiểu phanh tang trống là gì thì phanh đĩa cùng được nhiều người quan tâm. Vậy giữa hai loại phanh này nó khác nhau ở điểm gì, loại nào tốt hơn? Hãy xem ngay bảng so sánh dưới đây.

So sánh

Phanh tang trống

Phanh đĩa

Cấu tạo

  • Phức tạp hơn
  • Thiết kế dạng hộp kín để chứa các bộ phận piston, xi lanh..
  • Bảo vệ các bộ phận khỏi bụi bẩn, nước, bùn đất, hạn chế han gỉ và hư hỏng.
  • Trọng lượng năng
  • Đơn giản hơn
  • Thiết kế với ba bộ phận chính phanh đía, má phanh, cùm phanh.
  • Thiết kế hở nên dễ bám bùn đất nên yêu cầu bảo dưỡng nhiều hơn.
  • Trọng lượng nhẹ

Hiệu quả 

Hiệu quả phanh thấp hơn so với phanh đĩa. Đặc biệt là khi leo dốc, đổ đèo hoặc phanh gấp. 

Phanh hoạt động tốt hơn, sử dụng được mọi điều kiện địa hình và thời tiết.

Chi phí

Chi phí sản xuất và bảo dưỡng thấp hơn.

Chi phí sản xuất và bảo dưỡng cao hơn

So sánh phanh tang trống và phanh đĩa

Những lỗi thường gặp ở phanh tang trống

Trong quá trình sử dụng, các lỗi thường gặp ở phanh tang trống là gì? Dưới đây là các lỗi cơ bản của phanh tang trống.

  • Phanh không ăn: Hiện tượng này xảy ra khi người lái đạp phanh mạnh nhưng xe không giảm tốc hoặc giảm rất chậm. Trường hợp này xảy ra có thể do phanh bị mòn hoặc không được bôi trơn nên giảm ma sát.
  • Má phanh trơ lì: Nguyên nhân có thể do ô tô đang sử dụng phanh tang trống kém chất lượng, má phanh bị rà liên tục vào trống phanh khiến nó bị mòn và trơ lì.
  • Bó phanh: Đây là tình trạng khi nhả phanh, má phanh sẽ không tách khỏi trống để di chuyển về vị trí ban đầu. Nguyên nhân có thể do lò xo hồi vị bị yếu, trục quả đào bị mòn và không được bôi trơn.
  • Má phanh bị vỡ: Đây là tình huống nguy hiểm cần được khắc phục ngay, việc má phanh bị vỡ có thể khiến bạn xe bị kẹt khiến xe dừng đột ngột gây nguy hiểm đến người lái và các phương tiện xung quanh.

Như vậy, với việc giải đáp phanh tang trống là gì, bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hãy thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng xe ô tô của gia đình bạn để đảm bảo phanh tang trống luôn hoạt động ổn định, an toàn trên mọi nẻo đường. 

>>> Xem thêm:

Van hằng nhiệt là gì? Van hằng nhiệt nằm ở đâu và có nên bỏ van hằng nhiệt?

Hệ thống phanh khí nén là gì? Sơ đồ cấu tạo và ưu nhược điểm

Được viết bởi

anh-nguyen-my-nguyen
Nguyễn Mỹ Nguyên
Trưởng nhóm Dịch vụ Kỹ thuật Doosan

Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật xe nâng cùng 5 năm gắn bó với Xe nâng Doosan Việt Nam chắc chắn sẽ là nền tảng để anh Nguyên chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và tin tức về hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng xe nâng cũng như thiết bị máy móc, máy công trình khác.

Đánh giá & nhân xét

(0) đánh giá
  • 0%
  • 0%
  • 0%
  • 0%
  • 0%

Đánh giá*

Vui lòng đánh giá sao!

Số điện thoại không đúng định dạng!

Số điện thoại là bắt buộc!

Họ và tên là bắt buộc!

Nội dung là bắt buộc!

Nhận xét

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

default

Thông tin bình luận

Liên hệ với chúng tôi

Nhận báo giá xe nâng sau 05 phút


Họ và Tên là bắt buộc!


Số điện thoại là bắt buộc!

Số điện thoại không đúng định dạng!


Nội dung là bắt buộc!


Email là bắt buộc!


* Quý khách có thể liên hệ trực tiếp tới
Holtine: 1900558877 để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất