Cây láp là một bộ phận quan trọng, nó thực hiện chức năng truyền động cho xe ô tô. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết cây láp là gì? Dấu hiệu nhận biết cây láp ô tô gặp sự cố và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Xe nâng Doosan Việt Nam đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
- Định nghĩa cây láp là gì?
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cây láp là gì?
- Điều kiện làm việc của cây láp
- Những yêu cầu kỹ thuật khi chế tạo cây láp (trục láp)
- Dấu hiệu nhận biết cây láp ô tô gặp sự cố
- Nguyên nhân khiến cây láp bị hỏng
- Cách bảo dưỡng và sửa chữa cây láp ô tô đúng chuẩn
- Phương pháp gia công phục hồi cây láp hiện nay
Định nghĩa cây láp là gì?
Cây láp có tiếng tiếng anh là Driver axles, ngoài ra nó còn được biết đến với các tên gọi khác như trục láp, trục đuôi, trục các đăng. Đây là một bộ phận quan trọng trên xe ô tô, nó có hình trụ dùng để truyền momen xoắn và cơ khí điện đến các bánh xe.
Bên cạnh đó, cây láp còn có công dụng tiếp nhận tải trọng uốn do lực tác động lên bánh xe, từ đó giúp ô tô đi qua các đường vòng, ổ gà, leo dốc nhưng vẫn đảm bảo sự cân bằng tốt nhất.
Hiện tại, cây láp được sản xuất với hai loại chính đó là:
- Trục láp đơn: Thường được sử dụng trên xe ô tô và xe cơ giới bốn bánh, nó được thiết kế bằng nhôm với trọng lượng nhỏ và độ bền cao. Ưu tiên cho các loại xe có khoảng cách giữa trục và động cơ nhỏ.
- Trục láp hai ba mảnh: Được trang bị trên các dòng xe dẫn động bốn bánh hoặc các loại xe có khoảng cách giữa trục và động cơ lớn. Trục láp đóng nhiệm vụ giảm tốc độ từ đó hạn chế được hư hỏng của truyền động do bị uốn ở tốc độ cao.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cây láp là gì?
1. Cấu tạo của cáp láp
Cáp láp có cấu tạo đơn giản bao gồm các bộ phận sau đây:
- Ống: Đảm nhiệm vai trò duy trì vị trí của đuôi xe khi phanh hoặc tăng tốc độ.
- Mép bích: Dùng để liên kết giữa trục láp với bộ vi sai, bộ truyền động, hộp số, bơm thủy lực, bộ ngắt điện và các bộ phận khác trên xe ô tô.
- Khớp chữ U: Sử dụng để kết nối với các trục quay của xe, thường được lắp đặt ở các loại xe dẫn động 4 bánh hoặc dẫn động ở bánh sau.
- Chốt chặn: Giúp giảm độ rung, giảm tiếng ồn trong quá trình xe tăng tốc. Đồng thời đảm bảo được độ bền và độ chính của trục.
- Ổ trục giữa: Có nhiệm vụ liên kết 1 phần của trục các đăng, đảm bảo vị trí chính xác của các bộ phận trục truyền động, đồng thời hạn chế dao động điều hòa trong toàn bộ hệ thống di chuyển của xe hơi.
- Trục giữa: Đây là bộ phận quan trọng giúp liên kết trục truyền động và trục khớp với vỏ trên các ổ trục giữa.
- Chốt ống: Với thiết kế xoay quanh trục truyền động và khớp chữ U
- Chốt trượt: Cáp láp có bộ phận này dùng để kết nối trực tiếp với trục truyền động thông qua các khớp.
- Trục hình ống: Giúp điều chỉnh hệ số khoảng cách giữa hộp số và trục sau của cáp láp.
2. Nguyên lý hoạt động của cáp láp
Như bạn đã biết, trong phần định nghĩa cáp láp gì gì có nói trục láp xe hơi là bộ phận truyền momen xoắn của động cơ từ bộ vi sai hoặc hộp số đến các bánh xe. Để thực hiện được công việc này, cáp láp hoạt động dựa theo nguyên tắc sau:
- Cáp láp kết hợp với bộ giảm chấn xoắn và vòng chống bó cứng cùng với sự hỗ trợ của vòng bi để kết nối với bộ truyền động và động cơ. Đồng thời, nối bánh xe, bộ vi sai và trục sau bằng lò xo treo.
- Trục đầu vào truyền động và trục đầu ra vỏ cầu được thiết kế nằm cùng mặt phẳng, việc này giúp trục lắp của xe kết nối được với các trục này theo một góc nghiêng.
- Khi bánh xe sau có dấu hiệu tiếp xúc mặt đất thì trục phía sau sẽ lập tức chuyển động lên xuống, giãn nở như nén vào lò xo treo. Từ đó, giúp xe di chuyển đúng hướng mà không bị lệch tâm.
>>> Xe Truck là gì? Các thương hiệu xe Truck nổi tiếng thế giới
Điều kiện làm việc của cây láp
Trục láp là vị trí chịu tải trọng động và tải trọng thay đổi của xe và hàng hóa, nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như lực dọc trục, momen xoắn. Do đó, điều kiện để cáp láp làm việc ổn định cần phải đạt được các tiêu chuẩn sau:
- Trục láp có độ bền, độ cứng và khả năng chịu ăn mòn cao
- Các bề mặt làm việc của the hoa yêu cầu phải đạt được độ chính xác gia công và độ bóng hoàn hảo.
- Các mối hàn có khả năng chịu được sức uốn, momen xoắn và sức bền.
- Phải chịu được tải trọng động, dao động trong quá trình xe hoạt động
- Vật liệu chế tạo ra cáp láp là từ thép cán hoặc rèn, thép cacbon trung bình, thép hợp kim 40Cr, hoặc thép hợp kim thường 30, 40…
>>> Xem ngay:
Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa là gì? Cấu tạo, nguyên lý làm việc và yêu cầu
Phanh tang trống là gì? Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại phanh tang trống
Vòng bi bạc đạn là gì? Tổng hợp thông số bạc đạn và vòng bi chi tiết
Những yêu cầu kỹ thuật khi chế tạo cây láp (trục láp)
Đối với những doanh nghiệp chuyển chế tạo và sản xuất cây láp, ngoài việc tìm hiểu kỹ cây láp là gì thì phải đảm bảo được các yêu cầu về mặt kỹ thuật như sau:
- Vật liệu chế tạo: Chuyên dùng thép 40X, 40, 40P, 35 XRC, 40XR TP, 30XRCA.
- Nhiệt luyện kim: Sau khi đã tôi và ram, độ cứng của cáp láp yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn từ 30 - 39 HRC, mặt then hoa đạt tử (40 - 47) HRC. Đối với các loại cây láp được tôi cao thì yêu cầu độ cứng mặt ngoài phải đạt được 45 - 55 HRC, phần trong lõi từ 155 - 241 HB. Độ cứng của mặt bích không được phép nhỏ hơn 23 HRC.
- Cơ cấu kim loại của trục láp: Sau khi nhiệt luyện thì và điều chất xong thì cây láp phải có lớp hóa cứng sau khi ram là Trustit - xooc bít phần trong lõi.
- Độ bóng: Yêu cầu độ bóng của mặt bích không nhỏ hơn 5; phân thân phải đạt độ bóng là 3 hoặc không gia công; độ bóng phần mặt định tâm ở vòng đỉnh then hoa không nhỏ hơn 7; độ bóng của mặt chân và 2 bên then hoa không được nhỏ hơn 5; độ nhẵn của phần cổ trục lắp ghép với ổ và phớt không được nhỏ hơn 7.
Bên cạnh những yêu cầu trên, cây láp sau khi được chế tạo cần phải có những đặc điểm dưới đây:
- Mặt trong của mặt bích yêu cầu vuông góc với đường tâm của trục láp, độ đảo vòng ngoài của mặt bích nhỏ hơn 0,1 mm.
- Độ đảo hướng tâm của mặt định tâm ngoài và trong của then hoa so với đường tâm trục sẽ không vượt quá 0,2 mm.
- Chênh lệch của tâm giữa 2 lỗi bắt bu lông trên mặt bích không được lớn hơn 0,12 mm.
- Bề mặt của cây láp sau khi gia công cơ khí sẽ không được có các khuyết tật như lõm, vệt đen, nứt, gấp nếp, vết xước.
- Phần giữa của cây láp cho phép có vết do mài, trên cùng 1 mặt cắt ngang không có 2 vết mài, 2 mặt mài giáp nhau có 1 góc nhọn.
>>> Động cơ Diesel là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ diesel
Dấu hiệu nhận biết cây láp ô tô gặp sự cố
Dấu hiệu khi gặp sự cố của cây láp là gì? Đây cũng là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội. Trong quá trình sử dụng, cây láp sẽ tránh khỏi những hiện tượng bị mài mòn hay hư hỏng. Nhận biết sớm các dấu hiệu khi có sự cố sẽ giúp chúng ta chủ động tìm hiểu nguyên nhân và xử lý kịp thời. Dưới đây là 4 dấu hiệu đặc trưng và thường gặp nhất.
- Thao tác ôm cua xe khó khăn: Trường hợp nước tràn vào khoang láp có thể dẫn đến tình trạng bánh răng trục láp bị hỏng, rỉ sét, thậm chí bị kẹt. Từ đó khiến việc cua xe ô tô gặp khó khăn, thậm chí gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Ô tô phát ra tiếng ồn lạ: Khi trục truyền động bị lỗi, ô tô sẽ không ngừng phát ra tiếng ồn khó chịu và các bộ phận khác cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Phát hiện tiếng lạch cạch khi đạp ga: Đây cũng là những dấu hiệu thông báo con dấu nắp bị rỉ sét gây ảnh hưởng đến khả năng truyền động của cáp láp.
- Khi tăng tốc xe bị giật mạnh: Tình trạng này xảy ra khi trục truyền động gặp phải vấn đề, cần được sửa chữa nhanh chóng để đảm bảo an toàn.
Nguyên nhân khiến cây láp bị hỏng
- Cây láp chịu tác động của tải trọng động và momen xoắn trong quá trình làm việc. Điều này khiến các bề mặt ma sát bị mài mòn, sau một thời gian dài tích tụ lại các chất bẩn và gây ra tải trọng động và làm toét lỗ tán hoặc cong vênh trục tán.
- Nguyên nhân khác là do các chi tiết chế tạo không tương thích, quá trình sản xuất cây láp phát sinh lỗi sẽ dẫn đến tình trạng hoạt động không ổn định của trục láp. Thời gian dài dẫn đến việc tăng độ dung, mài mòn không đều, mất cân bằng và gây hư hỏng.
- Vật liệu chế tạo cây láp kém chất lượng cũng là nguyên nhân khiến nó bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Bởi lẽ, vật liệu kém sẽ không thể chịu được sức nặng và momen xoắn dẫn đến hư hỏng nhanh và giảm tuổi thọ.
Để phòng ngừa các nguyên nhân khiến cây láp bị hỏng, các doanh nghiệp sản xuất nên lựa chọn vật liệu theo đúng tiêu chuẩn, người dùng có chế độ bôi trơn hiệu quả để kéo dài tuổi thọ và duy trì được hiệu suất hoạt động.
>>> Xe công ten nơ (Container) là gì? Các loại xe container cao và nặng bao nhiêu tấn?
Cách bảo dưỡng và sửa chữa cây láp ô tô đúng chuẩn
Hiểu rõ cây láp là gì, chắc hẳn bạn đang băn khoăn không biết bảo dưỡng, vệ sinh và sửa chữa trục láp ô tô của mình như thế nào để hạn chế hư hỏng trong quá trình vận hành. Rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện các công việc sau đây:
- Tiến hành thay dầu mỡ, bôi trơn thường xuyên cho cây láp giúp giảm thiểu sự ma sát và hạn chế hư hỏng một cách hiệu quả.
- Thay mới vỏ trục láp ô tô bằng cao su kịp thời để tránh bị rách, hạn chế tình trạng ăn mòn do cát chui vào trong.
- Trường hợp trục láp bị lỏng, gãy hoặc bị dão cần tiến hành thay thế mới, không nên sử dụng vì có thể gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Phương pháp gia công phục hồi cây láp hiện nay
- Cây láp cong thâ bán trục: Ép bằng búa hơi.
- Cây láp toét tán trục, cong vênh: Tiến hành nắm sửa cong vênh, hàn đắp, tiện lại, khoan lỗ tán.
- Cây láp gãy then hoa, mài mòn: Thực hiện tiện bỏ phần then hoa cũ, sau đó hàn đắp phay lại then hoa.
- Mòn các then hoa: Tiến hành làm sạch mặt then hoa - hàn đắp đoạn trục then hoa - kiểm tra mặt lỗ tâm - tiện đoạn trục vừa đắp - phay then hoa - làm nhẵn các cách sắc nhọn - tôi then.
- Mòn lỗ côn trên tán trục: Hàn đắp đầy lỗ nòn - kiểm tra độ đảo của trục láp - tiện khỏa hai mặt đầu tán trục - khoan khoét vát mép lỗ 390.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cây láp là gì để có thể nhận biết sớm dấu hiệu hư hỏng và xử lý hiệu quả cho ô tô của mình. Có thể nói, cây láp là bộ phận cực kỳ quan trọng và cần thiết trong ngành sản xuất ô tô.
>>> Xem thêm:
Bộ chế hòa khí ô tô, xe máy là gì? Cấu tạo và Nguyên lý làm việc của bộ chế hòa khí
Van hằng nhiệt là gì? Van hằng nhiệt nằm ở đâu và có nên bỏ van hằng nhiệt?
Bộ ly hợp là gì? Cấu tạo & Nguyên lý làm việc của bộ ly hợp ô tô, xe máy
Máy móc thiết bị là gì? Máy móc và thiết bị khác nhau như thế nào?
Cấu tạo xe nâng dầu, xe nâng điện và xe nâng tay
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!