Hộp số xe nâng giữ vai trò quan trọng bậc nhất giúp xe di chuyển và leo dốc một cách nhanh chóng và an toàn. Trải qua hàng trăm năm phát triển, các loại hộp số xe tự động được ra đời với nhiều cải tiến và dễ dàng vận hành hơn. Trong bài viết này sẽ là tổng hợp các thông tin về hộp số xe nâng hàng từ A - Z.
Mục lục
Vai trò của hộp số xe nâng
Hộp số xe nâng có vai trò chính trong việc thay đổi các cấp số để điều chỉnh momen từ đồng cơ sao cho phù hợp với các điều kiện vận hành khác nhau. Qua đó, giúp xe nâng có thể vận hành mạnh mẽ, tăng tốc, di chuyển nâng hàng nặng và leo dốc hiệu quả.
Khi xe di chuyển hay leo dốc đòi hỏi xe nâng cần phải sinh ra năng lượng khác nhau, nhờ việc lựa chuyện số thích hợp sẽ giúp thay đổi momen xoắn khác nhau, giúp xe nâng hoạt động theo đúng yêu cầu. Hiện tại, xe nâng sử dụng 2 loại hộp số bao gồm số sàn và số tự động với cấu tạo và cách vận hành khác nhau.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hộp số xe nâng
1. Cấu tạo hộp số xe nâng
Hộp số xe nâng được cấu tạo với 3 bộ phận chính cơ bản: Bộ ly hợp thủy lực, bộ bánh răng hành tinh, bộ điều khiển điện - thủy lực.
- Bộ ly hợp thủy lực: Bao gồm đĩa ma sát, tấm ma sát, cụm lò xo, vỏ ly hợp, pít tông. Phần đĩa ma sát được gắn cố định vào vòng răng ngoài thông qua hệ thống rãnh răng và được xếp chồng lên nhau. Thông qua chốt chống xoay, tấm ma sát được giữ cố định trong vỏ ly hợp để tạo nên áp suất dầu khi đóng ly hợp, đẩy piston thắng lực lò xò dịch sang bên phải khiến cho các ma sát được dẫn động do vòng răng bị hãm lại do bị ép vào các tấm thép ma sát cố định.
- Bộ bánh răng hành tinh: Bao gồm bánh răng trung tâm, hệ thống bánh răng hành tinh và vong tăng nằm ngoài cùng. Một bộ phận đóng vai trò dẫn momen xoắn, hai bộ phận còn lại là đầu ra để nhận momen xoắn, bộ phận cuối cùng sẽ được giữ cố định.
- Bộ điều khiển điện - thủy lực: Là nơi tiếp nhận và xử lý các thông tin từ cảm biến, cung cấp nguồn điện năng đến các van điện từ để đóng mở ly hợp, khởi động cho 2 bộ phận phía bên trên của hộp số xe nâng.
2. Nguyên lý hoạt động
Sau khi nhận được thông tin từ bộ điều khiển, momen xoắn sẽ được truyền từ trục khuỷu động cơ đến trục biến mô lần lượt đóng các ly hợp tạo nên áp suất trong khoang, đồng thời khiến piston hoạt động làm xoay các bánh răng với lực tương ứng để tạo nên chuyển động tới các bánh xe nâng.
Phân loại hộp số xe nâng hàng
Hộp số sàn và hộp số tự động là hai loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tùy vào từng loại xe nâng sẽ được trang bị một hộp số phù hợp.
1. Hộp số sàn
Hộp số sàn hay hộp số tay xuất hiện sớm nhất và có tuổi đời lâu nhất. Loại hộp số này được thiết kế đơn giản, sử dụng bộ điều khiển bằng cơ khí. Trong trường hợp muốn thay đổi momen chỉ cần dùng tay gạt cần số, thích hợp sử dụng cho các loại xe nâng dầu có sức nâng lớn.
Nguyên lý hoạt động của hộp số sàn cũng rất đơn giản. Ly hợp ma sát đạng dĩa được sử dụng để ngắt hoặc kết nối chuyển động từ động cơ xuống hộp số. Nó được điều khiển thông qua bàn đạp ly hợp hay còn gọi là chân côn. Bên trong hộp số được trang bị các trục sơ cấp, trục thứ cấp và trục trung gian và được gắn các bánh răng ăn khớp cố định với nhau để tạo nên các tỷ số truyền động của xe nâng.
2. Hộp số tự động
Sự ra đời của hộp số tự động đã dần thay thế cho các loại hộp số sàn trên thị trường, đồng thời khẳng định vị trí và tầm quan trọng trong ngành công nghiệp xe nâng hàng. Đa số các dòng xe nâng điện đều trang bị hộp số tự động, thuận tiện trong việc nâng hạ và di chuyển hàng hóa.
Hộp số tự động có cấu tạo khá phức tạp, nó sử dụng bộ biến mô thủy lực để ngắt và truyền chuyển động quay từ động cơ đến hộp số. Bên trong hộp số chính là các bánh răng phức tạp được kết hợp với nhau để tạo thành các cấp số cho xe nâng. Toàn bộ quá trình lựa chọn tỷ số truyền động và sang số đã được tính toán và điều khiển tự động bởi máy.
3. Ưu nhược điểm của hộp số sàn và tự động
So sánh |
Hộp số tự động |
Hộp số sàn |
Ưu điểm |
Dễ dàng thao tác với người lái Tăng tốc tốt hơn số sàn Thiết kế hộp số khép kín nên giảm sự hao mòn |
Người lái có cảm giác “làm chủ xe” tốt hơn Dễ dàng di chuyển ở địa hình khó, độ dốc cao |
Nhược điểm |
Hoạt động kém ở địa hình gồ ghề, độ dốc cao Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế linh phụ kiện khá cao |
Đòi hỏi người lái cần có kinh nghiệm, thành thạo các thao tác điều khiển Phải phối hợp nhịp nhàng giữa thao tác chân và tay |
Các loại nhớt hộp số xe nâng
Hộp số sàn và hộp số tự động sẽ sử dụng các loại dầu nhớt khác nhau để bôi trơn.
- Xe nâng sử dụng hộp số sàn thường sử dụng nhớt 90
- Xe nâng sử dụng hộp số tự động thường sử dụng nhớt 10
Các loại dầu nhớt này có thể dễ dàng tìm kiếm ở trên thị trường, các cửa hàng, công ty chuyên phân phối xăng dầu hoặc các cơ sở bán phụ kiện xe nâng hàng. Việc lựa chọn đúng loại dầu nhớt sẽ giúp hộp số xe nâng hoạt động ổn định và hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng han gỉ một cách hiệu quả.
>>> Xem ngay: Động cơ Diesel là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ diesel
Những sự cố có thể gặp ở hộp số xe nâng
Trong quá trình sử dụng xe nâng hàng sẽ không tránh khỏi những sự cố, hư hỏng, điển hình như:
- Hộp số xe nâng bị cháy, nguyên nhân có thể do áp lực quá lớn, xe nâng vượt tải. Vì vậy, hãy lựa chọn loại xe nâng có mức tải trọng phù hợp hàng hóa của doanh nghiệp mình.
- Hộp số bị hư hỏng hoặc bị vỡ, nguyên nhân do người dùng sai cách, quá trình nhả số, chuyển số không được thực hiện đúng quy trình.
- Hộp số bị kẹt, vỡ sel, nguyên nhân có thể do làm việc ở nơi có nhiều rác thải khiến chúng cuốn vào trục bánh xe, trục bánh cuốn khiến hộp số bị kẹt.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, sự cố để có phương án khắc phục kịp thời. Trong trường hợp cần thay mới phụ tùng, linh kiện xe nâng hãy liên hệ ngay HOTLINE 1900 55 88 77 để được hỗ trợ và tư vấn.
Những câu hỏi thường gặp về hộp số xe nâng (FAQ)
1. Hộp số xe nâng bị nóng là do đâu?
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hộp số xe nâng bị hỏng:
- Thứ nhất, tài xế vận hành sai cách làm tăng giảm ga đột ngột hoặc đôi khi gạt cần số xe trong tình trạng xe đang di chuyển mà chưa dừng hẳn.
- Thứ hai, thực hiện nâng hạ hoặc di chuyển hàng hóa vượt quá mức tải trọng cho phép của xe nâng.
- Thứ tư, người dùng không kiểm tra, bảo dưỡng trục bánh xe thường xuyên khiến chúng bị mắc kẹt bởi các loại dây buộc, rác, bao nilon…
2. Thay dầu nhớt cho hộp số xe bao lâu một lần?
Thông thường, để hộp số hoạt động nhạy bén, hạn chế hư hỏng thì người dùng cần thay dầu nhớt định kỳ 1 năm/ 1 lần hoặc theo 1000 giờ 1 lần. Việc làm này sẽ giúp tăng tuổi thọ của hộp số, giúp xe nâng vận hành êm ả và ổn định hơn.
3. Sửa chữa, thay thế hộp số xe nâng ở đâu uy tín?
Xe nâng Doosan Việt Nam thuộc Công ty CP kỹ thuật dịch vụ Thành Công là một trong những địa chỉ uy tín chuyên phân phối các loại phụ tùng xe nâng chất lượng, chính hãng với mức giá tốt nhất trên thị trường. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, chuyên sửa chữa và thay thế hộp số xe nâng đúng kỹ thuật. Liên hệ HOTLINE để được tư vấn và báo giá chi tiết về dịch vụ này.
Như vậy hộp số xe nâng hàng là một bộ phận không thể thiếu đối với bất kỳ loại xe nâng nào. Tùy vào từng mục đích sử dụng mà các dòng xe nâng được trang bị hộp số sàn hay hộp số tự động sao cho phù hợp. Truy cập website doosan-iv.vn để cập nhật các mẫu hộp số mới nhất hiện nay.
>>> Xem thêm:
Dầu thủy lực xe nâng - Cách thay dầu thuỷ lực và giá bán chi tiết
Vòng bi bạc đạn là gì? Tổng hợp thông số bạc đạn và vòng bi chi tiết
Dầu diesel (DO) là gì, dùng để làm gì? Các loại dầu diesel ở Việt Nam?
Dịch vụ sửa chữa xe nâng điện, xe nâng dầu tận nơi 24/7 Hà Nội, TPHCM
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!