Bộ chế hòa khí ô tô, xe máy là gì? Cấu tạo và Nguyên lý làm việc của bộ chế hòa khí

Bộ chế hòa khí đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với động cơ đốt trong. Tuy nhiên không ai cũng biết bộ chế hòa khí là gì? Cấu tạo, nguyên lý và nhiệm vụ của nó như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết về bộ chế hòa khí thông qua bài viết dưới đây nhé.

Bộ chế hoà khí là gì?

Bộ chế hòa khí hay còn được gọi là bình xăng con, đây là thiết bị hoạt động bằng xăng, được dùng để trộn không khí với các nhiên liệu theo tỷ lệ thích hợp. Hiện nay nó có mặt phổ biến trên xe máy, xe ô tô, máy phát điện, xe nâng hàng… Đặc biệt, bộ chế hòa khí là bộ phận quan trọng của xe ô tô và rất dễ bị biến dạng khi va đập mạnh.

Thông thường, chế hòa khí được sử dụng với hai loại chính: Chế hòa khí 1 họng và chế hòa khí 2 họng. Nó thường xuất hiện ở các động cơ phân khối nhỏ, đặc biệt là các dòng xe sử dụng hệ thống phun nhiên liệu điện tử.

Bộ chế hoà khí là gì?

Cấu tạo bộ chế hòa khí

Bộ chế hòa khí được cấu tạo bao gồm các bộ phận như: Van điều chỉnh (bướm khí, bướm ga), vòi xăng chính, buồng phap, họng khuếch tán, đường dẫn khí, đường dẫn xăng. Hầu hết các bộ phận cấu tạo thành chế hòa khí đều được thiết kế theo đúng quy trình, đảm bảo hoạt động ổn định và phối hợp hài hòa với nhau để thực hiện trộn nhiên liệu với không khí theo đúng tỷ lệ.

Đối với xe máy, bộ chế hòa khí còn được trang bị thêm họng khuếch tán hay còn gọi là buồng hòa khí. Phụ kiện này được thiết kế nhìn giống như một đoạn ống nhưng nó được thắt lại ở giữa ống để tạo thêm một ống phun cho đường xăng chính.

Cấu tạo bộ chế hòa khí

Nhiệm vụ của bộ chế hòa khí

Như đã nói ở phần định nghĩa, nhiệm vụ của bộ chế hòa khí là trộn không khí và nhiên liệu theo một tỷ lệ thích hợp để cung cấp cho động cơ xăng được hoạt động theo nguyên tắc hoàn toàn cơ học. Chính vì thế, cho đến nay các loại chế hòa khí vẫn được lựa chọn và sử dụng trong các loại động cơ nhỏ gọn bởi ưu điểm linh hoạt, chi phí thấp và dễ dàng sửa chữa.

Ví dụ: Một số loại chế hòa khí phổ biến như: K88, Mikuni, Centa, Keihin…

Nhiệm vụ của bộ chế hòa khí

Nguyên lý làm việc của bộ chế hòa khí

Nguyên lý làm việc của bộ chế hòa khí cực kỳ đơn giản và dễ hiểu. Không khí đi qua đường dẫn hẹp để tạo thành chân không một phần, do chênh lệch áp suất giữa cửa phun và bình chứa, lúc này nhiên liệu sẽ đi qua ống phun và hòa lẫn vào dòng không khí. Cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, xăng sẽ đi qua ống dẫn đầu vào và đường dẫn nhiên liệu để chảy vào buồng phao.
  • Tiếp theo, sau khi khoang chứa đã nạp đầy xăng đến một mức nhất định, lúc này phao và kim chỉ van nâng lên và việc nạp nhiên liệu sẽ được ngừng lại. 
  • Sau đó, áp suất khí quyển sẽ đẩy không khí vào bên trong bộ chế hòa khí. Đây chính là nơi không khí sẽ được trộn lẫn với một lượng xăng thích hợp từ buồng phao để tạo ra hỗn hợp xăng và không khí theo tỷ lệ khoảng 1g xăng/14,7g không khí.

Lưu ý: 

  • Nếu lượng xăng > 1g/14,7: Hỗn hợp giàu sẽ được sử dụng khi động cơ khởi động hoặc đang tăng ga, tăng tải. Tình trạng này kéo dài có thể sinh ra hiện tượng bám dính muội đen trong buồng đốt, trong bugi và trong ống xả, đồng thời hiệu suất sử dụng nhiên liệu giảm.
  • Nếu lượng xăng < 1g/14,7: Hỗn hợp nghèo sinh ra do điều chỉnh các thông số bị sai lệch, xăng bị bẩn hoặc tắt. Nếu động cơ hoạt động trong hỗn hợp này lâu dài sẽ giảm công suất, lực momen giảm dẫn đến hiện tượng đóng trăng trong bugi và buồng đốt.
Nguyên lý làm việc của bộ chế hòa khí

>>> Tham khảo ngay:

Xupap là gì? Cấu tạo và công dụng của xupap trên ô tô, xe máy

Bộ ly hợp là gì? Cấu tạo & Nguyên lý làm việc của bộ ly hợp ô tô, xe máy

Hướng dẫn cách chỉnh bộ chế hoà khí

Trong quá trình sử dụng xe ô tô, xe máy nấu thấy những dấu hiệu chạy không được êm, tiêu hao nhiều nhiên liệu thì cần điều chỉnh lại bộ chế hòa khí để đảm bảo xe được vận hành êm ái và ổn định. Tùy thuộc vào mỗi loại xe mà cách chỉnh chế hòa khí sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

1. Chỉnh bộ chế hòa khí xe máy

Đa số các hãng xe máy đều áp dụng 3 bước sau đây để điều chỉnh bộ chế hòa khí.

  • Bước 1: Đỗ xe máy đảm bảo cân bằng rồi tìm vị trí đặt bình xăng con.
  • Bước 2: Lấy tô vít để vặn hết tất cả 2 con ốc trên chế hòa khí sau đó siết chặt cho đến khi ốc khít thì dừng lại.
  • Bước 3: Tiến hành nới lỏng ốc xăng khoảng 1,5 - 2 vòng sau đó nổ máy xe. Đồng thời hãy đảm bảo giữ nguyên như vậy cho đến khi tiếng nổ lịm dần thì tiến hành nới lỏng ốc gió.

2. Chỉnh bộ chế hòa khí xe ô tô

Khác với xe máy, khi điều chỉnh chế hòa khí cần thực hiện theo 4 bước dưới đây:

  • Bước 1: Tắt hết động cơ sau đó tìm dò và tháo bộ lọc gió ra để thấy được bình xăng con của xe ô tô.
  • Bước 2: Tìm và tháo rời 2 ốc vít trên chế hòa khí của xe ô tô.
  • Bước 3: Khi nổ máy xe nếu phát ra tiếng kêu “ping” khi tốc độ vòng tua cao thì có thể động cơ đang bị thiếu xăng. Muốn khắc phục hãy dùng tua vít chỉnh ốc xăng mở ra một chút là được. Nếu tiếng kêu bình thường nhưng có mùi xăng nồng nặc thì hãy đóng bớt ốc xăng lại. Tiếp theo đó, hãy điều chỉnh ốc gió để khi tiếng nổ tròn đều thì dừng lại. 
  • Bước 4: Sau khi đã hoàn thành việc điều chỉnh ốc xăng và ốc gió của chế hòa khí thì hãy tắt máy và lắp lại tấm lọc gió về vị trí ban đầu.

>>> Cây láp là gì? Cấu tạo & Nguyên lý hoạt động của cây láp xe tải

So sánh bộ chế hoà khí và phun xăng điện tử

So sánh

Bộ chế hoà khí

Phun xăng điện tử

Cách tạo hỗn hợp không khí – nhiên liệu

Họng khuếch tán hút không khí vào động cơ.

Không khí được hút vào động cơ qua họng khuếch tán sau quá trình nạp nhiên liệu.

Giclo xăng hút xăng từ buồng phao ra.

Giclo sẽ xác định lượng không khí và xăng để tạo hỗn hợp tối ưu 

Nhiên liệu được đưa trực tiếp vào động cơ qua hệ thống áp suất cao

Nhiên liệu được đưa vào cách chính xác, chúng bị xé nhỏ, bay hơi và hoà trộn với không khí nhờ công cụ điện tử.

Khi khởi động

Bướm gió sẽ đóng để tạo hỗn hợp xăng đủ đậm.

Sau khi khởi động, bướm gió sẽ mở từ từ tránh trường hợp tắt máy do ngộp xăng.

ECU sẽ nhận biết và điều khiển vòi phun để cung cấp lượng nhiêu liệu vừa đủ cho quá trình động cơ khởi động.

Khi tăng tốc

Hỗn hợp không khí – xăng sẽ bị nhạt đi nên được trang bị thêm bơm tăng tốc

Nếu tình trạng trên xuất hiện, bướm ga sẽ mở đột ngột và xăng được phun ra từ bơm để bù lại lượng xăng cung cấp thiếu

Không xảy ra trường hợp chậm chễ phun xăng

Ưu điểm

Dễ dàng bảo dưỡng, sửa chữa do có cấu tạo đơn giản

Giá bán rẻ

Tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường

Phù hợp với nhiều loại xe, nhiều tải trọng khác nhau

Nhược điểm

Có thể xảy ra trường hợp hỗn hợp không khí – xăng quá nhạt hoặc đậm

Hỗn hợp không khí – xăng mà các xilanh nhận được có thể không đồng đều

Thường sinh ra các khí độc như Nox, CO

Bảo dưỡng, sửa chữa phức tạp

Giá bán cao hơn

So sánh bộ chế hoà khí và phun xăng điện tử

Những câu hỏi thường gặp về bộ chế hoà khí (FAQ)

1. Bộ chế hòa khí giá bao nhiêu?

Bảng giá bộ chế hoà khí xe máy tham khảo:

STT Tên sản phẩm Giá bán (tham khảo)
1 Bộ chế hòa khí xe máy Dream 1.110.000đ
2 Bộ chế hòa khí xe Honda Wave 100 1.280.000đ
3 Bộ chế hòa khí xe Wave S110 RSX 110 459.000đ
4 Bộ chế hòa khí xe máy Spacy 125 610.000đ
5 Bộ chế hòa khí xe Sirius 520.000đ

 2. Cách vệ sinh bộ chế hoà khí?

Bộ chế hòa khí sau thời gian dài sử dụng sẽ bám cặn bẩn, ảnh hưởng ít hiệu đến hiệu suất làm việc của động cơ. Do đó, bạn cần có kế hoạch vệ sinh bình xăng con hàng tháng, hàng quý và hàng năm.

Thông thường, để vệ sinh hiệu quả thì nên sử dụng nước rửa chế hòa khí xe máy chuyên dụng. Khi xịt dung dịch vào mảng bám sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, cặn tích tụ ở những khe nhỏ hay ống dẫn khí, dẫn xăng. Bên cạnh đó, hãy sử dụng dầu bôi trơn tại các ốc vít hay những vị trí dễ bị han gỉ.

3. Khi nào nên thay thế bộ chế hoà khí?

Việc thay thế bộ chế hòa khí còn phụ thuộc vào tình trạng hư hỏng để quyết định có nên sửa chữa hay thay mới. Nếu bình xăng con chỉ bị mòn thì chúng ta có thể khắc phục được bằng việc doa nòng xi lanh ga - thay quả ga, thay kim xăng… Trong trường hợp bộ chế hòa khí hư hỏng nặng, khắc phục không hiệu quả thì nên thay thế một bộ mới để đảm bảo động cơ xăng hoạt động được tốt nhất.

Bộ chế hoà khí trên xe nâng

4. Bộ chế hoà khí trên xe nâng

Ngoài việc ứng dụng cho xe ô tô, xe máy thì bộ chế hòa khí cũng được trang bị trên xe nâng hàng để trộn nhiên liệu và không khí theo một tỉ lệ phù hợp. Nó được cấu tạo bao gồm bướm khí, vòi xăng chính, bàn đạp ga, bướm ga, buồng ga, khuếch tán, kim van xăng. 

Tất cả các bộ phận đều được thiết kế động bộ và hài hòa với nhau để thực hiện cùng một nhiệm vụ của bộ chế hòa khí. Do đó, khi bảo dưỡng xe nâng hàng bạn hãy lưu ý kiểm tra bộ chế hòa khí một cách cẩn thận và đừng quên vệ sinh thường xuyên để động cơ hoạt động được tốt nhất.

Như vậy, bài viết vừa rồi đã chia sẻ chi tiết về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của bộ chế hòa khí. Đối với những khách hàng muốn tìm hiểu kỹ về bộ chế hòa khí xe nâng hàng hãy liên hệ ngay HOTLINE của chúng tôi 1900 55 88 77 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

>>> Xem thêm:

Tìm kiếm liên quan:

  • Nguyên lý làm việc của bộ chế hòa khí ô to
  • Bộ chế hòa khí xe Wave
  • Bộ chế hòa khí xe máy
  • Bộ chế hòa khí ô to

Được viết bởi

anh-nguyen-my-nguyen
Nguyễn Mỹ Nguyên
Trưởng nhóm Dịch vụ Kỹ thuật Doosan

Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật xe nâng cùng 5 năm gắn bó với Xe nâng Doosan Việt Nam chắc chắn sẽ là nền tảng để anh Nguyên chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và tin tức về hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng xe nâng cũng như thiết bị máy móc, máy công trình khác.

Đánh giá & nhân xét

(0) đánh giá
  • 0%
  • 0%
  • 0%
  • 0%
  • 0%

Đánh giá*

Vui lòng đánh giá sao!

Số điện thoại không đúng định dạng!

Số điện thoại là bắt buộc!

Họ và tên là bắt buộc!

Nội dung là bắt buộc!

Nhận xét

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

default

Thông tin bình luận

Liên hệ với chúng tôi

Nhận báo giá xe nâng sau 05 phút


Họ và Tên là bắt buộc!


Số điện thoại là bắt buộc!

Số điện thoại không đúng định dạng!


Nội dung là bắt buộc!


Email là bắt buộc!


* Quý khách có thể liên hệ trực tiếp tới
Holtine: 1900558877 để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất