Hướng dẫn sửa chữa xe nâng tay chi tiết nhất

Xe nâng tay là thiết bị thường được lựa chọn khi có nhu cầu vận chuyển, nâng hạ hàng hóa có khối lượng lớn. Tuy sản phẩm có tính tiện dụng cao và chất lượng sử dụng ổn định lâu dài nhưng sau một thời gian sử dụng, thiết bị vẫn có thể gặp một số vấn đề hư hỏng. Vậy các lỗi thường gặp và cách sửa xe nâng tay như thế nào? Cùng Xe nâng Doosan Việt Nam giải đáp chi tiết các vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Những lỗi hỏng hóc thường gặp trên xe nâng tay

Xe nâng tay được đánh là sản phẩm có chất lượng sử dụng ổn định lâu dài, hoạt động bền bỉ trong các điều kiện môi trường khác nhau. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn có thể bắt gặp một số vấn đề hư hỏng phần cứng sau thời gian sử dụng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất lao động cũng như tiêu tốn chi phí sửa chữa.

Xe nâng tay thường gặp một số hư hỏng như:

  • Thiết bị đã sử dụng lâu xảy ra tình trạng sin phốt lão hóa, bị rò rỉ dầu thủy lực hay van xả rỉ dẫn đến hiện tượng xe nâng tay nâng không lên.
  • Xe chỉ nâng được vật có tải trọng nhẹ, không nâng được vật nặng do kí hơi đã bị giảm sút.
  • Càng nâng của xe có sự chênh lệch khi hoạt động do tải trọng vật nâng lớn hoặc sau góc độ.
  • Tay bơm gãy: do vận hành sai cách làm vỡ vòng nhựa bao bọc cần số.
  • Có âm thanh lạ: thường xuất phát từ nguyên nhân phanh và bố thắng đã mòn đến phần kim loại. Khi làm việc, phần kim loại ma sát với bộ phận khác tạo âm thanh rít chói tai.
  • Hệ thống bơm thủy lực bên trong động cơ có không khí lọt vào khiến khung càng không thể nâng hay hạ tối đa.
  • Bánh xe mòn do xe chạy quá tốc độ và không được kiểm tra xe trước khi cho vận hành.
  • Bị mòn, đứt dây bóp xả. Thời gian sử dụng lâu hoặc do vận hành sai cách dẫn tới phanh, bố thắng bị mòn.
Những lỗi hỏng hóc thường gặp trên xe nâng tay

Những nguyên nhân khiến xe nâng tay dễ gặp sự cố

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xe tay nâng bị hư hỏng. Việc xác định được nguyên nhân cụ thể gây lỗi sẽ giúp cho người dùng có cách sửa xe tay nâng nhanh chóng, tối ưu hơn.

1. Do xe đã làm việc với cường độ cao

Không chỉ xe nâng mà bất cứ loại xe hay máy móc thiết bị nào sau một thời gian làm việc cũng có thể bắt gặp một vài sự cố. Khi cường độ hoạt động quá tải sẽ dồn nén áp lực lên các bộ phận của máy gây lỗi hỏng hóc trên xe nâng tay.

2. Không bảo dưỡng xe nâng tay định kỳ

Không được định kỳ bảo dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỏng hóc thường gặp ở xe nâng tay. Các linh kiện, bộ bận máy móc bên trong xe nếu không được bảo dưỡng, bảo trì định kỳ, đúng cách thì rất dễ bị hư hỏng. Vì vậy, khi sử dụng, người dùng cần kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên để hạn chế tối đa tình trạng lỗi trên xe nâng.

3. Bị rò rỉ dầu thủy lực

Dầu thủy lực bị rò rỉ ra bên ngoài dẫn đến tay bơm thủy lực không được kích do bị bịt kín vòng đệm. Trong khi đó, vòng sin phốt ben đã bị hỏng hay bị vỡ trong hệ thống bơm thủy lực nên người dùng khó kiểm soát tốt được.

Những nguyên nhân khiến xe nâng tay dễ gặp sự cố

Hướng dẫn sửa xe nâng tay chi tiết nhất

1. Chuẩn bị dụng cụ

  • Búa, tua vít, cờ lê, mỏ lết, kìm, lục giác các kích thước.
  • Đế đỡ.
  • Dầu thủy lực chuyên dụng.
  • Dụng cụ để tháo sin phốt.
  • Bộ sin phốt mới.

2. Các bước sửa xe nâng tay chi tiết

Tách rời tay bơm

  • Trước hết, bạn cần di chuyển xe nâng ra một vị trí rộng rãi, khô ráo, có không gian dễ thực hiện các thao tác sửa chữa.
  • Tiếp đó, di chuyển sợi xích bóp ra ra khỏi phần cổ xả. Sau đó, bạn cần đưa tay bơm xuống thấp và lấy tua vít xuyên qua 2 lỗ nhỏ ở phía trên tay bơm nhằm chặn lò xo để tháo tay bơm ra dễ dàng hơn. Lấy cốt tay bơm ra khỏi vị trí và để riêng sang một bên.
  • Sử dụng bộ lục giác, đục, búa để tháo phần trụ bơm ở các vị trí 2 bên bệ đỡ trụ cùng phía trên của đầu ti.
  • Lấy ti bơm và ti ben ra khỏi phần thân bơm, rồi tháo rời nắp vặn thân bơm ra. Tiến hành vệ sinh nhớt cũ ở ti cùng các bộ phận trong thân bơm bằng khăn sạch và dầu vệ sinh chuyên dụng. Lau sạch cặn bẩn, gỉ sét để xe hoạt động hiệu quả hơn.

Tháo và thay phốt

  • Chọn mua sin phốt có kích thước như cũ để có thể lắp khớp vào các rãnh phốt. Lưu ý vệ sinh sạch sẽ các khe rãnh phốt trước khi lắp sin phốt mới.
  • Khi tháo bạn nên đặt các bộ phận được tháo ra theo tuần tự. Điều này sẽ giúp bạn lắp ráp trở lại nhanh chóng mà không bỏ sót các chi tiết máy.

Lắp ráp phần thân bơm và tay xe nâng 

Quy trình lắp ráp phần thân bơm và tay xe ngược lại so với quy trình tháo. Đầu tiên, bạn hãy vặn lại nắp thân bơm, lắp lại ti bơm và ti ben vào vị trí cũ. Tiếp đó, tiến hành gắn lại trụ bơm, cốt bơm cùng tay bơm vào thân xe nâng. Cuối cùng xỏ phần dây xích bóp xả vào tay bơm để thiết bị có thể vận hành.

Châm dầu thủy lực

Tháo rời ốc ở sau lưng trụ bơm rồi châm dầu thủy lực mới vào. Châm cho đến khi mực dầu đã đầy tối đa thì vặn ốc lại như cũ.

Dầu thủy lực đảm nhiệm chức năng bôi trơn hệ thống máy móc trong bơm thủy lực và giảm ma sát giúp cho quá trình hoạt động trở nên nhịp nhàng, hạn chế hao mòn các chi tiết. Cần châm thường xuyên dầu thủy lực để tránh xảy ra tình trạng hư hao dầu ảnh hưởng tới công suất hoạt động của xe.

Kiểm tra kết quả

Giữ tay bóp xả và kiểm tra thao tác nâng hạ của tay xe nâng trong khoảng 15 lần. Thao tác này sẽ giúp đẩy hết khí còn sót lại ở thân bơm ra bên ngoài, hạn chế hiện tượng tràn dầu khi hoạt động. Cho xe vận chuyển hàng hóa với trọng lượng khoảng 80% trọng lượng tối đa để kiểm tra tình trạng xe vận hành. Nếu ti ben không dịch chuyển có nghĩa xe nâng tay đã hoạt động ổn định.

Video hướng dẫn cách tháo và sửa xe nâng bằng tay

Lưu ý khi sửa xe nâng tay

  • Bạn chỉ nên sửa chữa xe nâng tay tại nhà với những lỗi hỏng đơn giản. Đối với những lỗi hư hỏng nặng, đòi hỏi trình độ kỹ thuật và chuyên môn cao thì bạn nên mang đến trung tâm bảo hành lớn để được sửa chữa tốt nhất.
  • Cần kiểm tra và vận hành thử sau khi hoàn tất quá trình sửa xe nâng tay, sau đó mới được đưa vào sử dụng.
  • Tuyệt đối không sử dụng xe nâng tay đã bị hỏng hóc trong bất cứ trường hợp nào vì khả năng tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến sự an toàn của người lái xe cũng như những người xung quanh.
  • Cần định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng xe nâng tay thường xuyên.
  • Sử dụng sản phẩm xe nâng tay theo đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất.
  • Lựa chọn đơn vị cung cấp xe nâng, sửa chữa xe uy tín, chất lượng, bảo đảm cung cấp linh kiện chính hãng.
Lưu ý khi sửa xe nâng tay

Mời bạn đọc tham khảo những mẫu xe nâng tay điện tốt nhất của Doosan:

Xe nâng pallet điện
Liên hệ
Còn hàng
Động cơ Điện
Tải trọng 2500kg
Bánh xe PU/ Vulkollan
Kiểu vận hành Dắt bộ
Xe nâng tay điện cao
Liên hệ
Còn hàng
Động cơ Điện
Tải trọng 1500kg
Chiều cao nâng 1000 - 3900mm
Bánh xe PU/ Vulkollan
Kiểu vận hành Dắt bộ
Xe nâng tay cao điện
Liên hệ
Còn hàng
Động cơ Điện
Tải trọng 2000kg
Chiều cao nâng 1000 - 3900mm
Bánh xe PU/ Vulkollan
Kiểu vận hành Dắt bộ
LSM12N
Liên hệ
Còn hàng
Động cơ Điện
Tải trọng 2500kg
Chiều cao nâng 1000 - 3900mm
Bánh xe PU/ Vulkollan
Kiểu vận hành Dắt bộ

Câu hỏi thường gặp khi sửa xe nâng tay (FAQ)

1. Cách bảo quản xe nâng tay?

Việc bảo quản xe nâng tay đúng cách sẽ giúp tăng tuổi thọ thiết bị, giảm hỏng hóc từ đó tiết kiệm chi phí bảo trì, bảo dưỡng.

  • Bảo quản nơi khô ráo, tránh nơi ẩm thấp, ngấm mưa
  • Tắt công tắc và rút chìa khoá ra khỏi xe (với tay nâng điện)
  • Phanh xe cần được gài đúng
  • Càng nâng được hạ xuống thấp nhất có thể

2. Cách bảo trì xe nâng tay hàng ngày?

Công việc bảo trì, bảo dưỡng xe nâng tay hàng ngày cũng rất quan trọng. Hãy làm theo các hướng dẫn sau nhé:

  • Kiểm tra lốp, bánh xe có bị mòn không, cần thay thế nếu bị mòn quá nhiều
  • Kiểm tra hệ thống phanh, còi, đèn tín hiệu
  • Kiểm tra dầu thuỷ lực, dầu động cơ,...
  • Kiểm tra cột buồm của thiết bị
  • Kiểm tra xem có bị rò rỉ dầu không, bộ phận làm mát có hoạt động tốt không

Trên đây là hướng dẫn sửa xe nâng tay chi tiết mà Xe nâng Doosan Việt Nam muốn gửi đến bạn. Nếu còn câu hỏi nào hãy liên hệ với chúng tôi qua phần bình luận dưới bài viết hoặc gọi đến số 1900 55 88 77 để được giải đáp nhé.

>>> Xem ngay:

Hướng dẫn sử dụng xe nâng tay cơ, xe nâng tay điện

Cấu tạo xe nâng tay | Nguyên lý và kích thước xe nâng tay

Xe nâng không tiến lùi được, không chạy được phải làm sao?

Tìm kiếm liên quan:

  • Sửa xe nâng tay kích thủy lực
  • Sửa xe nâng tay tại Hà Nội
  • Sửa xe nâng tay tại Đà Nẵng
  • Sửa xe nâng tay Bình Dương
  • Cách tháo xe nâng tay
  • Xe nâng tay bơm không lên
  • Sửa xe nâng tay TPHCM
  • Cách thay phốt xe nâng tay

Được viết bởi

anh-nguyen-my-nguyen
Nguyễn Mỹ Nguyên
Trưởng nhóm Dịch vụ Kỹ thuật Doosan

Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật xe nâng cùng 5 năm gắn bó với Xe nâng Doosan Việt Nam chắc chắn sẽ là nền tảng để anh Nguyên chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và tin tức về hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng xe nâng cũng như thiết bị máy móc, máy công trình khác.

Đánh giá & nhân xét

(0) đánh giá
  • 0%
  • 0%
  • 0%
  • 0%
  • 0%

Đánh giá*

Vui lòng đánh giá sao!

Số điện thoại không đúng định dạng!

Số điện thoại là bắt buộc!

Họ và tên là bắt buộc!

Nội dung là bắt buộc!

Nhận xét

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

default

Thông tin bình luận

Liên hệ với chúng tôi

Nhận báo giá xe nâng sau 05 phút


Họ và Tên là bắt buộc!


Số điện thoại là bắt buộc!

Số điện thoại không đúng định dạng!


Nội dung là bắt buộc!


Email là bắt buộc!


* Quý khách có thể liên hệ trực tiếp tới
Holtine: 1900558877 để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất