Hướng dẫn sử dụng xe nâng tay cơ, xe nâng tay điện

Xe nâng tay hay xe nâng tay điện xuất hiện phổ biến trong các kho chứa, xí nghiệp sản xuất, hỗ trợ nâng hạ và di chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng. Xem ngay hướng dẫn sử dụng xe nâng tay dưới đây của Xe nâng Doosan Việt Nam để ứng dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất.

Việc sử dụng xe nâng tay không đúng cách thường do những nguyên nhân nào?

Nhiều người sử dụng xe nâng tay sai cách khiến hiệu quả làm việc không được như mong muốn. Do đó, việc hướng dẫn sử dụng xe nâng tay điện là cần thiết, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí về thời gian và nhân lựa. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi sử dụng xe nâng tay:

  • Người lái tay nghề kém: Nhiều người chưa được đào tạo bài bản về cấu tạo, cách sử dụng, nguyên lý vận hành xe nâng. Việc này dẫn đến những hậu quả như việc vận chuyển hàng hóa quá tải, rơi vỡ hàng hóa trong quá trình nâng hạ.
  • Không bảo trì xe nâng: Phụ kiện xe nâng không được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên rất dễ bị hư hỏng và gặp trục trặc trong quá trình vận hành. 
  • Người lái không có kinh nghiệm: Những tài xế không có nhiều kinh nghiệm trong việc nâng hạ hàng hóa có thể khó xử lý trong các tình huống bất ngờ, thậm chí gây nguy hiểm trong quá trình vận hành.
hướng dẫn sử dụng xe nâng tay
bản vẽ xe nâng tay

Bản vẽ xe nâng tay

Hướng dẫn sử dụng xe nâng tay thấp

1. Quy trình vận hành xe nâng tay thấp đúng cách, an toàn

  • Bước 1: Lựa chọn pallet gỗ hoặc nhựa đặt vào càng xe nâng tay thấp để nâng đỡ hàng hóa.
  • Bước 2: Người lái điều khiển phần kích tay nâng để đưa càng nâng lên cao, lúc này hàng hóa sẽ được nhấc lên khỏi mặt đất. 
  • Bước 3: Di chuyển xe đến vị trí cần đặt hàng, sau đó chỉ cần bóp phanh để hạ càng xuống ở độ cao thấp nhất rồi đặt hàng xuống.

Các loại bánh xe nâng tay điện được làm bằng nhựa PU có bóc thép nên rất chắc chắn và di chuyển một cách linh hoạt. Loại xe này được ưu tiên sử dụng trong các nhà kho có bề mặt bằng phẳng.

hướng dẫn sử dụng xe nâng tay thấp
hướng dẫn sử dụng xe nâng tay thấp

2. Lưu ý khi sử dụng xe nâng tay thấp

  • Tiến hành kiểm tra tay đẩy, trục nâng, phanh xe, bánh xe để đảm vẫn sử dụng tốt và an toàn.
  • Càng xe nâng được đặt ở trọng tâm của khối pallet để đảm bảo không bị lật hàng hóa.
  • Giữ khoảng cách của mặt sàn và pallet là khoảng 25 mm.
  • Nên hạ càng nâng ở mức thấp nhất khi nâng hàng để đảm bảo an toàn và không tai nạn.

>>> Xem ngay: Cấu tạo xe nâng tay | Nguyên lý và kích thước xe nâng tay

Hướng dẫn sử dụng xe nâng tay thấp

Hướng dẫn sử dụng xe nâng tay cao

1. Quy trình vận hành xe nâng tay cao đúng cách, an toàn

  • Bước 1: Di chuyển xe nâng tay cao đến vị trí cần nâng hàng, sau đó dùng kích chân chân hoặc tay thủy lực để điều chỉnh càng lực phù hợp với độ cao của pallet. 
  • Bước 2: Tiến hành đưa càng xe nâng tay cao, sau đó di chuyển đến nơi đặt hàng hóa
  • Bước 3: Cuối cùng, xả van vả để hạ càng nâng về vị trí bân đầu.

2. Lưu ý khi sử dụng xe nâng tay cao

  • Quan sát và loại bỏ các vật cản lớn trên đường di chuyển xe nâng tay cao
  • Ưu tiên sử dụng loại bánh xe công nghiệp PU cho xe nâng, tuyệt đối không sử dụng loại bánh xe cũ đã bị bong hết lớp PU hoặc những chiếc bánh xe non hơi.
  • Hàng hóa nên được đặt sâu vào bên trong và chính giữa hai càng nâng để lực và trọng tâm dồn đều.
  • Tài xế cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động như mũ,  áo, giày để đảm bảo an toàn. Không sử dụng giày dép dễ trơn trượt dễ gây nguy hiểm khi lái xe. 
  • Không nâng hàng quá tải trọng so với mức quy định của nhà sản xuất.

Video hướng dẫn sử dụng xe nâng tay điện

Những quy tắc an toàn cần tuân thủ khi vận hành xe nâng tay

Trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe nâng tay điện, nhà sản xuất có nhận mạnh những quy tắc an toàn cần tuân thủ trong quá trình vận hành xe nâng tay. Cụ thể như sau:

1. Kiểm tra xe nâng tay trước khi sử dụng 

Quy tắc này áp dụng với tất cả các loại xe nâng hàng, người lái cần kiểm tra các phụ tùng sau:

  • Bộ phận điều khiển của xe để đảm bảo không bị trục trặc và điều khiển một cách dễ dàng và thuận lợi.
  • Xem xét lại các bộ phận phanh xe, càng xe, trục nâng, tay đẩy, hệ thống bơm xem có bị hư hỏng gì không.
  • Kiểm tra lại bộ phận bánh xe đảm bảo không bị thủng, đảm bảo không bị hao mòn, giảm nguy cơ bánh xe bị hỏng bất ngờ.

2. Xác định quãng đường cần di chuyển

Xác định chính xác quãng đường cần di chuyển của xe nâng sẽ giúp người dùng đánh giá và xử lý các vật cản, giúp di chuyển hàng hóa một cách thuận lợi.

  • Thực hiện kiểm tra đoạn đường di chuyển có tính chất gì: Bằng phẳng, gồ ghề, trơn trượt, sỏi đá…
  • Quan sát và lựa chọn đường đi không có vật cản trở trên đường
  • Kiểm tra xem mặt sàn có nước, dầu hoặc những chất lỏng gây trơn trượt không. 
  • Đo đạc bề rộng của lối đi để đảm bảo xe nâng có thể chui lọt hoặc quay đầu. 

3. Gia cố hàng hóa vào pallet thật chắc chắn

Việc cố định hàng hóa vào pallet chắc chắn sẽ giúp hạn chế được việc rơi vỡ hàng hóa và giúp di chuyển một cách dễ dàng và linh hoạt hơn. Khi nâng pallet lên cần phải đảm bảo càng xe luôn được ổn định ở bên dưới và nằm đúng trọng tâm của pallet. Khoảng cách tốt nhất giữa mặt sàn và pallet là 2,5 cm.

4. Thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng xe nâng tay ở trên

  • Tuyệt đối không vận chuyển hàng hóa quá tải trọng cho phép
  • Không nên sử dụng 1 càng để nâng hàng hóa
  • Đẩy khít xe nâng đến vành đai tam giác của xe, tránh trường hợp chỉ dùng mũi càng hoặc nửa càng nâng để tải hàng hóa.
Thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng xe nâng tay

5. Bảo quản xe nâng tay đúng cách

  • Đỗ xe ở đúng vị trí ưu tiên những nơi bằng phẳng và khô thoáng, tránh những nơi ẩm ướt để không bị han rỉ.
  • Hạ càng xe ở mức thấp nhất để hạn chế tình trạng vướng phải vật dụng hoặc người khác va phải.
  • Người dùng cần am hiểu cấu tạo xe nâng tay điện, để có thể xử lý và khắc phục khi có sự cố.

Những câu hỏi thường gặp về xe nâng tay (FAQ)

1. Lái xe nâng tay có cần giấy phép?

Người lái xe nâng cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định an toàn và phải hoàn thành khóa học cấp chứng chỉ lái xe nâng. Không những thế, người lái cần phải am hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động để vận hành xe nâng một cách an toàn và hiệu quả nhất.

2. Xe nâng tay có thể nâng được trọng lượng bao nhiêu?

Hiện nay các dòng xe nâng tay điện có thể chịu tải từ 1.000 - 5.000 kg tùy thuộc vào kích thước, kiểu dáng, thương hiệu xe nâng. Mức tải trọng có ghi đầy đủ trong số tay hướng dẫn sử dụng xe nâng tay điện mà nhà sản xuất biên soạn.

Hiện tại các dòng xe nâng tay điện đang được Xe nâng Doosan Việt Nam thuộc Công ty TST chúng tôi phân phối trên toàn quốc với nhiều tải trọng khác nhau, tích hợp những công nghệ mới nhất hiện nay. Khi mua xe nâng, quý khách sẽ được đội ngũ kỹ thuật bàn giao, hướng dẫn sử dụng xe nâng tay một cách chi tiết nhất.

>>> Xem thêm:

Hướng dẫn cách lái xe nâng chi tiết kèm tài liệu hướng dẫn vận hành xe nâng

Hướng dẫn vận hành xe nâng điện đứng lái

Tìm kiếm liên quan:

  • Cấu tạo bơm thủy lực xe nâng tay
  • Cấu tạo xe nâng tay

Được viết bởi

anh-nguyen-my-nguyen
Nguyễn Mỹ Nguyên
Trưởng nhóm Dịch vụ Kỹ thuật Doosan

Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật xe nâng cùng 5 năm gắn bó với Xe nâng Doosan Việt Nam chắc chắn sẽ là nền tảng để anh Nguyên chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và tin tức về hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng xe nâng cũng như thiết bị máy móc, máy công trình khác.

Đánh giá & nhân xét

(0) đánh giá
  • 0%
  • 0%
  • 0%
  • 0%
  • 0%

Đánh giá*

Vui lòng đánh giá sao!

Số điện thoại không đúng định dạng!

Số điện thoại là bắt buộc!

Họ và tên là bắt buộc!

Nội dung là bắt buộc!

Nhận xét

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

default

Thông tin bình luận

Liên hệ với chúng tôi

Nhận báo giá xe nâng sau 05 phút


Họ và Tên là bắt buộc!


Số điện thoại là bắt buộc!

Số điện thoại không đúng định dạng!


Nội dung là bắt buộc!


Email là bắt buộc!


* Quý khách có thể liên hệ trực tiếp tới
Holtine: 1900558877 để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất