Trục khuỷu là bộ phận cực kỳ quan trọng, không thể thiếu trong các loại máy móc và động cơ. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Xe nâng Doosan Việt Nam đi tìm hiểu chi tiết trục khuỷu là gì, nhiệm vụ và cấu tạo của trục khuỷu ra sao nhé. Cùng bắt đầu nào!
Mục lục
Trục khuỷu là gì?
Trục khuỷu hay còn được gọi là trục cơ, nó đóng vai trò biến đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay. Trục khuỷu thực hiện quá trình sinh công khi nhận năng lượng từ bánh đà truyền lại cho piston, đồng thời tạo ra momen quay sinh công khi nhận được lực từ piston.
Thông thường, trục khuỷu có tỷ trọng khá lớn chiếm 25 - 30% tổng giá thành của động cơ và được sử dụng phổ biến trong các loại máy phát điện, máy bơm nước, bánh xe chủ động của ô tô, máy kéo, xe nâng.
Cấu tạo trục khuỷu
Trục khuỷu có cấu tạo đơn giản bao gồm 6 bộ phận chính: Đầu trục khuỷu, cổ trục khuỷu, chốt khuỷu, má khuỷu, đối trọng và đuôi trục khuỷu. Mỗi bộ phận sẽ có cấu tạo và các vai trò khác nhau.
1. Đầu trục khuỷu
Phần đầu trục khuỷu sẽ được lắp vấu để khởi động hoặc quay, puly dẫn động quạt gió, bơm nước, bánh răng dẫn động trục cam. Mặt khác, nó có thể được lắp thêm bộ giảm chấn xoắn để hoạt động hiệu quả hơn.
2. Cổ trục khuỷu
Cổ trục có hình trụ và là trục quay chính của trục khuỷu. Nó được gia công và thiết kế với bề mặt có độ cứng và độ bóng cao. Số cổ trục có thể nhiều hơn hoặc ít hơn số xi lanh động cơ.
Tùy vào từng động cơ mà đường kính cổ trục sẽ khác nhau. Tuy nhiên, một số loại động cơ cỡ lớn sẽ có đường kính cổ trục tính từ đầu đến đuôi trục.
3. Chốt khuỷu
Chốt là bộ phận quan trọng, được gắn với đầu to của thanh truyền. Số lượng chốt khuỷu sẽ luôn bằng số xi lanh động cơ. Đường kính của chốt cũng sẽ nhỏ hơn đường kính của cổ trục khuỷu. Tuy nhiên, ở các loại động cơ cao cấp cần chịu lực quán tính lớn thì người gia công có thể làm đường kính chốt khuỷu bằng với đường kính cổ để tăng độ cứng cáp.
4. Má khuỷu
Má khuỷu có cấu tạo đơn giản hình chữ nhật và hình tròn, đóng vai trò nối liền chốt khuỷu với cổ trục và làm thanh tay quay trục. Đối với các loại động cơ có cổ trục lắp ổ bi thì má trục sẽ đóng vai trò như cổ trục.
Một đặc điểm nổi bật, má khuỷu có thể được chế tạo thành hình chữ nhật có vát góc hoặc hình oval.
5. Đối trọng
Đối trọng được gắn đối diện với chốt khuỷu ở hai bên má. Việc này tạo ra lực quán tính ly tâm giúp cân bằng lực ở trục. Bên cạnh đó, đối trọng còn là nơi để khoan bớt khối lượng khi cần cân bằng hệ trục.
6. Đuôi trục khuỷu
Nó có kết cấu một mặt bích để lắp bánh đà và có cấu tạo rỗng để có thể lắp vòng ổ bi sơ cấp của hộp số. Đóng vai trò truyền công suất ra bên ngoài một cách nhanh chóng.
>>> Xem ngay:
- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm các chi tiết nào?
- Xupap là gì? Cấu tạo và công dụng của xupap trên ô tô, xe máy
Công dụng, nhiệm vụ của trục khuỷu là gì?
Trục khuỷu có 3 công dụng và nhiệm vụ chính, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động của động cơ. Cụ thể như sau:
- Chuyển đổi giữa chuyển động tịnh tiến sang chuyển động quay: Trục khuỷu sẽ thông qua thanh truyền dẫn động để nhận lực từ piston và biến đổi chuyển động tịnh tiến sang chuyển động quay. Việc này cho phép động cơ tạo ra momen quay và một lực đẩy cần thiết để thực hiện các chu kỳ làm việc.
- Kết nối các hệ thống khác của động cơ: Trục khuỷu nối liền với các hệ thống khác để tạo thành một động cơ hoàn chỉnh. Trong động cơ đốt trong, bộ phận trục khuỷu sẽ được kết nối với trục ly hợp và hộp số để truyền động.
- Chịu lực từ piston của động cơ: Trục khuỷu là bộ phận chịu lực từ piston và có nhiệm vụ tạo ra momen quay và lực đẩy để đáp ứng các nhu cầu của động cơ.
Phân loại trục khuỷu
Có thể thấy, trục khuỷu đã trở thành sản phẩm CNC thông dụng hiện nay. Trên thị trường có 2 loại trục khuỷu chính là: Trục khuỷu liền và trục khuỷu ghép.
- Trục khuỷu liền: Đây là một loại trục khuỷu được cấu tạo bởi cổ trục, cổ biến, máy khuỷu. Nó có cấu tạo liền thành một khối và không thể tháo rời. Loại trục khuỷu này được sử dụng trong các động cơ cỡ nhỏ và trung bình, ví dụ như máy kéo.
- Trục khuỷu ghép: Được cấu tạo từ cổ trục, cổ biên, máy khuỷu riêng biệt sau đó nối lại với nhau thành một trục. Được sử dụng phổ biến trong các loại động cơ cỡ lớn hoặc ở một số ít những động cơ có công suất nhỏ.
Video chế tạo trục khuỷu bằng máy CNC
Những yêu cầu kỹ thuật của trục khuỷu
Một trục khuỷu hoàn chỉnh cần phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật sau đây:
- Trục khuỷu phải có khả năng chịu uốn, xoắn, chịu được mài mòn ở cổ trục. Như vậy mới có thể chịu tác dụng của lực khí thể, lực quán tính chuyển động quay.
- Trục khuỷu phải đảm bảo có độ cứng, bền bỉ và chịu được sự mài mòn lớn. Vật liệu chế tạo thường là hợp kim crom, niken và thép.
Như vậy, bài viết vừa rồi đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về trục khuỷu là gì, cấu tạo và nhiệm vụ của nó đối với động cơ như thế nào. Hãy truy cập website https://doosan-iv.vn/ của chúng tôi để tìm đọc những bài viết hữu ích khác về chủ đề động cơ, máy móc và thiết bị khác nhé.
>>> Xem thêm:
Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa là gì? Cấu tạo và nguyên lý làm việc chi tiết
Van hằng nhiệt là gì? Van hằng nhiệt nằm ở đâu và có nên bỏ van hằng nhiệt?
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!