Xe nâng hàng hóa xuất hiện phổ biến tại các nhà xưởng, xí nghiệp, kho bãi, chuyên sử dụng để nâng đỡ và di chuyển pallet hàng hóa. Ở bài viết lần này, Xe nâng Doosan Việt nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc các loại xe nâng phổ biến nhất để bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho doanh nghiệp mình một chiếc xe phù hợp.
Mục lục
Các loại xe nâng phổ biến tại Việt Nam
1. Các loại xe nâng điện
Xe nâng điện là loại xe nâng hoạt động dựa vào bình ắc quy và các mô tơ, các bộ phận và chức năng của xe giống với một chiếc xe điện thông thường. Có 4 loại xe nâng điện được sử dụng phổ biến: Xe nâng điện bán tự động, xe nâng điện ngồi lái, xe nâng điện đứng lái, xe nâng tay điện.
1.1 Xe nâng điện bán tự động
Xe nâng điện bán tự động được cải tiến từ dòng xe nâng tay với thiết kế thêm một chiếc bình ắc quy, cần điều khiển để nâng hạ hàng hóa mà không cần dùng đến sức người. Người dùng có thể đứng lên trên điều khiển nó một cách dễ dàng.
- Ưu điểm: Dòng xe nâng này được sử dụng để nâng hạ hàng hóa có tải trọng từ 1 - 2 tấn với chiều cao nâng lên đến 1.6 - 3.5 mét. Sử dụng sức người để di chuyển và dựa vào động cơ để nâng hạ hàng hóa. Xe được thiết kế nhỏ gọn phù hợp cho những nhà xưởng nhỏ hẹp, hàng hóa chất đầy lối đi.
- Nhược điểm: Chỉ sử dụng ở những nơi có mặt phẳng đồng nhất, ít gồ ghề, không trơn trượt.
Thông số kỹ thuật:
- Tải trọng nâng hàng: 1000 - 3000 kg
- Chiều cao nâng: Thấp nhất là 1600mm, tối đa là 3500mm
- Tâm tải trọng xe nâng: 500mm
- Chiều dài càng nâng: 1000 - 1150mm
- Chiều rộng của càng nâng: Từ 320 - 740mm
- Chiều cao tổng thể: 1650 - 2150mm
- Trọng lượng xe nâng: 397 - 475kg
1.2 Xe nâng điện đứng lái
Xe nâng điện đứng lái được vận hành khi người lái đứng lên bàn đạp phanh trên sàn xe nâng để điều khiển. Nếu không được tác động, bàn đạp sẽ trong tình trạng khóa giúp xe không bị trôi đi. Loại xe này phù hợp trong các kho hàng chật hẹp có tầm với cao.
- Ưu điểm: Thiết kế nhỏ gọn, giúp di chuyển trong kho bãi dễ dàng, bảo trì bảo dưỡng thuận lợi đồng thời tiết kiệm được chi phí sử dụng nhiên liệu so với động cơ đốt trong.
- Nhược điểm: Cần sạc bình ắc quy sau 8 giờ sử dụng, bánh xe nhỏ nên phù hợp di chuyển trên bề mặt bằng phẳng, khô ráo.
Thông số kỹ thuật:
- Tải trọng nâng của xe: 1000 - 3000kg
- Trọng tâm của xe nâng: 500mm
- Chiều rộng của xe: 1090 - 1240mm
- Bán kính vòng cua: 1320 - 2000mm
- Chiều cao nâng: 2250 - 2330mm
- Chiều dài càng nâng: 1050 - 1320mm
- Công suất trợ lực điện: 0.26 - 0.35 kW
- Công suất motor vận chuyển: Từ 4
1.3 Xe nâng điện ngồi lái
Xe nâng điện ngồi lái được thiết kế nhỏ gọn với buồng lái có ghế ngồi, xe hoạt động giống với xe ô tô chỉ khác là không có chân côn. Nếu muốn di chuyển chỉ cần đạp chân ga, nếu muốn nâng hạ hàng hóa chỉ cần điều khiển cần trong buồng lái. Đây là loại xe nâng điện được sử dụng phổ biến trong các loại xe nâng hiện nay.
- Ưu điểm: Xe nâng điện ngồi lái có khả năng nâng đỡ hàng hóa có tải trọng từ 1 - 3.5 tấn, thích hợp sử dụng trong môi trường kho bãi rộng rãi, nhu cầu di chuyển nhiều. Ví dụ như các mặt hàng xuất nhập khẩu, chế biến thực phẩm và dược phẩm.
- Nhược điểm: Cần sạc bin sau 8 giờ sử dụng, không thích hợp sử dụng ngoài trời khi mưa bão.
Thông số kỹ thuật:
- Tải trọng nâng của xe: 1000 - 5500kg
- Chiều cao nâng của xe: 3000mm
- Chiều dài của càng nâng: 980 - 1070mm
- Loại khung nâng: Thuộc loại 2 tầng
- Loại bánh xe: Bánh đặc hoặc bánh hơi
1.4 Xe nâng tay điện
Xe nâng tay điện hoạt động nhờ sự kết hợp của lực tay và động cơ điện, giúp nâng hạ và di chuyển hàng hóa dễ dàng chỉ bằng thao tác nhấn phím động cơ. Dòng xe này có thể hoạt động liên tục trong 8 giờ.
- Ưu điểm: Mức tải trọng nâng từ 1.5 - 2 tấn, chiều cao nâng tối đa là 0,2 mét và tối thiểu là 0,085 mét. Phù hợp cho các kho bãi, nhà xưởng có lượng hàng hóa trung bình, diện tích nhỏ hẹp, kệ hàng không quá cao.
- Nhược điểm: Chỉ thích hợp làm việc và vận hành trong nhà hoặc ở ngoài trời khi thời tiết đẹp. Không di chuyển trên bề mặt gồ ghề, ẩm ướt.
Thông số kỹ thuật:
- Tải trọng xe nâng: 1500 - 3000kg
- Chiều cao nâng: Tối đa là 205mm, tối thiểu là 85mm
- Tâm trọng tải: 600mm
- Tốc độ của động cơ: 5,5km/h
- Bình ắc quy xe nâng: 24V/85Ah
- Khối lượng xe nâng: 285kg
2. Các loại xe nâng động cơ
Khi giải đáp xe nâng có mấy loại chúng ta không thể loài bỏ qua các loại xe nâng sử dụng động cơ đốt trong. Đây là dòng xe cho hiệu quả làm việc cao, bền bỉ, có thể nâng mức tải trọng lên đến hàng chục tấn.
2.1 Xe nâng dầu
Xe nâng dầu Diesel sử dụng năng lượng đốt mạnh mẽ, cho năng suất làm việc cao và có thể làm việc liên tục mà không cần phải sạc pin. Các dòng xe nâng dầu được sử dụng phổ biến để bốc xếp hàng hóa vật liệu từ xe tải xuống, sau đó di chuyển vào các kho hàng.
- Ưu điểm: Xe nâng dầu hoạt động trên mọi địa hình, từ trong nhà cho đến ngoài trời. Xe được sản xuất với đa dạng mức tải trọng nâng từ 1 tấn cho đến 10 tấn, 20 tấn. Đây là dòng xe xuất hiện phổ biến, phụ tùng dễ kiếm, dễ dàng sửa chữa và bảo trì.
- Nhược điểm: Gây ra tiếng ồn lớn khi làm việc, thải khí ra ngoài môi trường nên không phù hợp sử dụng trong không gian kín, các lĩnh vực sản xuất yêu cầu sạch sẽ và yên tĩnh. Kích thước lớn không phù hợp với những nơi có diện tích nhỏ hẹp đường đi nhỏ.
Thông số kỹ thuật:
- Tải trọng xe nâng: Từ 2500kg
- Động cơ: Dầu diesel
- Bơm thủy lực: Loại bơm đôi
- Kiểu dáng: Ngồi lái
- Chiều cao nâng: 2 tầng nâng
- Chiều dài nâng: 1000mm - 1220mm
- Lốp xe: Lốp đặc hoặc lốp hơi
2.2 Xe nâng gas/ xăng
Các loại xe nâng chạy bằng gas hoặc bằng xăng đã cải thiện và khắc phục được nhược điểm tiếng ồn và khí thải hơn so với xe chạy bằng dầu. Tuy nhiên, mức chi phí nhiên liệu khá cao nên dòng xe này không được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
- Ưu điểm: Thiết kế nhỏ gọn, lốp xe và khung gầm nhỏ ưu tiên sử dụng cho sân kho bãi. Di chuyển hàng hóa nhanh chóng và linh hoạt so với xe nâng chạy bằng dầu diesel. Khả năng nâng hạ hàng hóa bền bị, phụ tùng dễ tìm kiếm và thay thế.
- Nhược điểm: Người vận hành cần phải có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản mới được phép điều khiển xe nâng.
Thông số kỹ thuật:
- Chiều dài xe nâng: 1700mm - 2240mm
- Chiều rộng xe nâng: 1070 - 2047mm
- Tâm tải trọng: 500mm
- Tốc độ di chuyển của xe: 18.5 km/h
- Chiều cao nâng: Tối đa 2030mm
- Bán kính quay đầu: 1955mm
3. Các loại xe nâng tay
Xe nâng tay thuộc nhóm các loại xe nâng hạ đơn giản, giá thành rẻ, dễ dàng sử dụng, phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp từ nhỏ cho đến lớn. Hiện tại, dòng xe này được chia làm 3 loại: Xe nâng tay cao, xe nâng tay thấp và xe nâng tay inox.
3.1. Xe nâng tay cao
Xe nâng tay cao hoạt động hoàn toàn dựa vào sức người và hệ thống bơm thủy lực, giúp xe nâng hạ và di chuyển hàng hóa một cách thuận lợi nhất. Xe được thiết kế với chiều dài từ 1.6 - 3 mét, chiều rộng càng nâng từ 0.33 - 0.74 mét. Mức tải trọng của xe nâng tay cao từ 1 - 3 tấn tùy vào từng hãng sản xuất. Ứng dụng phổ biến trong các ngành sản xuất giấy, gỗ, thức ăn chăn nuôi.
- Ưu điểm: Thích hợp sử dụng nâng hạ hàng hóa có tải trọng nhẹ cho đến trung bình, dễ sử dụng và có thể len lỏi vào các khe chứa hàng nhỏ hẹp.
- Nhược điểm: Tải trọng nâng tối đa chỉ ở mức 3000kg, chỉ hiệu quả khi di chuyển trên bề mặt bằng phẳng và không vận hành ở ngoài trời khi thời tiết mưa bão.
3.2. Xe nâng tay thấp
Dòng xe nâng tay thấp sử dụng hệ thống bơm thủy lực để di chuyển hàng hóa với khối lượng từ 2 - 5 tấn. Nó có thể thay thế xe nâng tay cao trong những trường hợp hàng hóa có khối lượng nặng. Chiều cao nâng tối đa là 0.2 mét thích hợp vận chuyển hàng hóa ở kho chứa có kệ hàng thấp ví dụ như kho chứa thực phẩm, linh kiện điện tử…
- Ưu điểm: Tay cầm được thiết kế với 3 nấc (nâng, hạ và trung gian) giúp dễ dàng trong việc điều khiển. Đây là một trong các loại xe nâng áp dụng công nghệ hiện đại từ nước ngoài, tuổi thọ lâu dài, chi phí bảo trì bảo dưỡng thấp.
- Nhược điểm: Chiều cao nâng tối đa thấp, xe chỉ vận hành tốt tại kho bãi, nhà xưởng có mặt phẳng không gồ ghề.
Thông số kỹ thuật:
- Tải trọng xe nâng: 1000 - 5000kg
- Chiều cao nâng: Tối đa 200mm, tối thiểu 85mm
- Kích thước càng nâng: 160mm
3.3. Xe nâng tay inox
Đây là dòng xe nâng được sản xuất bằng inox hoặc kim loại mạ kẽm, hạn chế han gỉ, bền bỉ theo thời gian. Xe có cấu tạo tương tự giống với các loại xe nâng tay thấp, chuyên dùng trong các nhà kho y tế, kho hàng đông lạnh hay những nơi yêu cầu sạch sẽ.
- Ưu điểm: Xe nâng tay thấp không bị han gỉ bởi tác động của môi trường, không bị ăn mòn nên chi phí bảo dưỡng và sửa chữa thấp.
- Nhược điểm: Chỉ sử dụng nâng và di chuyển hàng hóa có kích thước nhỏ, khối lượng thấp.
4. Các loại xe nâng đặc thù khác
Ngoài các loại xe nâng kể trên, tại Việt Nam còn xuất hiện nhiều dòng xe nâng khác, cụ thể như sau:
4.1 Xe nâng người
Xe nâng người sử dụng động cơ đốt trong như xăng, dầu, gas để hoạt động. Xe có chiều cao nâng tối đa lên đến 25 mét và được trang bị giỏ nâng đỡ con người lên trên cao. Nó được sử dụng phổ biến trong phòng cháy chữa cháy, công trường xây dựng, công ty môi trường…
- Ưu điểm: Xe nâng người có chiều cao nâng lớn, chi phí vận hành nhỏ, giúp người vận hành công việc ở trên cao thuận lợi mà không cần bắc giáo.
- Nhược điểm: Do nâng đỡ con người nên yêu cầu người lái cần phải có chuyên môn để an toàn khi vận hành.
4.2 Xe nâng thùng phuy
Xe nâng thùng phuy là loại xe sử dụng để nâng hạ thùng phuy chứa dung dịch chất lỏng khí ở bên trong. Nó được chia làm 2 loại chính:
- Xe nâng di chuyển: Có chức năng di chuyển thùng phuy từ nơi này qua nơi khác với mức tải trọng từ 300 - 500kg
- Xe nâng xoay đổ: Có chức năng quay, đổ, rót chất lỏng từ thùng phuy ra bên ngoài với tải trọng từ 300 - 500kg.
Xe nâng thùng phuy thường được sử dụng trong các nhà máy và xưởng sản xuất hóa chất, các công ty phân phối hóa chất. Xe thường được sử dụng từ 1 - 2 người lái.
4.3 Xe nâng ngang (một bên)
Xe nâng nang là các loại xe nâng hàng chuyên sử dụng cho lối đi hẹp. Người vận hàng sẽ đứng hoặc ngồi trong một khoang lái ở một bên, bên còn lại sẽ có bệ để nâng và di chuyển hàng hoa. Xe được thiết kế ngang thuận tiện trong việc di chuyển những hàng hóa dài như đường ống, đồ gỗ…
4.4 Xe nâng càng
Xe nâng càng là một dòng xe tay nâng có thể kéo dài giống như xe cẩu và xe nâng người. Dòng xe này được sử dụng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, trong xây dựng và có thể nâng cso lên 6 mét trong không trung.
Các thông số quan trọng của xe nâng cần chú ý
- Tải trọng nâng: Khi lựa chọn các loại xe nâng người mua cần phải quan tâm đến tải trọng của xe nâng là bao nhiêu, có phù hợp với mặt hàng hóa của doanh nghiệp mình hay không. Một chiếc xe nâng trở quá tải có thể gây tai nạn, rơi vỡ hàng hóa, nguy hiểm đến tính mạng của người điều khiển.
- Chiều cao nâng hàng: Xác định chính xác chiều cao nâng tối đa và tối thiểu của xe nâng là bao nhiêu để lựa chọn loại xe phù hợp với nhu cầu và đặc điểm kho hàng của bạn.
- Tâm tải trọng: Đây là khoảng cách giữa càng nâng tới trọng tâm của khối hàng hóa. Chỉ số này phụ thuộc vào trọng lượng hàng hóa, góc nâng, góc nghiêng.
- Đối trọng xe nâng: Đây là bộ phận khối ngang ở phía sau xe nâng, nó đóng vai trò duy trì trọng tâm của xe nâng giúp xe không bị lật.
Cách chọn mua xe nâng chuẩn nhất so với nhu cầu sử dụng
Nếu bạn đang có nhu cầu mua xe nâng, ngoài việc tìm hiểu các loại xe nâng phổ biến hiện nay, hãy xem ngay 6 tiêu chí dưới đây:
- Xác định chính xác trọng lượng nâng hàng tối đa là bao nhiêu?
- Kiểm tra xem bạn cần nâng hàng lên độ cao tối đa là bao nhiêu?
- Khả năng chịu lực của mặt sàn kho bãi của bạn là bao nhiêu tấn?
- Đo đạc bề rộng lối đi, khu vực quay đầu xe nâng là bao nhiêu?
- Lựa chọn nhiên liệu cho xe (điện, xăng, dầu hay ga)?
- Phân tích địa hình di chuyển (bằng phẳng, gồ ghề hay trơn trượt)?
Hiện tại, các loại xe nâng đang có sẵn tại kho của Xe nâng Doosan Việt Nam, nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu và muốn biết bảng giá mới nhất hiện nay hãy liên hệ ngay số HOTLINE 1900 55 88 77 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.
>>> Xem ngay:
Xe nâng Forklift Truck là gì? Các loại xe forklift điện, dầu phổ biến
Xe nâng Reach Stacker là gì? Ứng dụng của Reach Stacker trong bốc dỡ, sắp xếp container
Xe nâng đối trọng là gì? Đặc điểm của bộ phận đối trọng xe nâng
Giá xe nâng điện Reach Truck Doosan mới 100% nhập khẩu chính hãng
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!