Xe nâng hàng hiện đang là thiết bị không thể thiếu trong hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp. Trong quá trình hoạt động, xe nâng có thể gặp nhiều lỗi phát sinh gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Cùng Xe nâng Doosan Việt Nam điểm qua các lỗi thường gặp của xe nâng điện, xe nâng dầu và cách khắc phục nhanh chóng, đơn giản nhất nhé. Cùng bắt đầu nào!
Mục lục
- Các lỗi thường gặp của xe nâng điện, xe nâng dầu
- 1. Lỗi hỏng heo dầu (bơm nhiên liệu) do sử dụng nguồn nhiên liệu kém chất lượng
- 2. Lỗi hư hỏng hộp số do vận hành sai cách và do tài xế không chú ý
- 3. Lỗi hư hỏng húc (Mayo) và niền bánh sau
- 4. Lỗi hư hỏng Tam bua (Tampour) do người vận hành
- 5. Lỗi hư hỏng thường gặp ở cần điều khiển số đo tài xế vận hành sai quy cách
- 6. Lỗi trầy xước các ty thủy lực
- 7. Lỗi vận hành gây gãy nĩa và chênh lệch nĩa
- 8. Lỗi thường gặp của xe nâng điện: Sử dụng pin
- Lưu ý sử dụng xe nâng an toàn, ít hư hỏng
Các lỗi thường gặp của xe nâng điện, xe nâng dầu
1. Lỗi hỏng heo dầu (bơm nhiên liệu) do sử dụng nguồn nhiên liệu kém chất lượng
Trong động cơ xe nâng dầu diesel, bơm nhiên liệu (heo dầu) đóng vai trò rất quan trọng, làm nhiệm vụ đưa nhiên liệu lên buồng đốt của xilanh. Heo dầu còn được ví như “trái tim” của động cơ. Vì vậy nếu sử dụng nguồn nhiên liệu kém chất lượng, có nhiều tạp chất hoặc nước sẽ gây nên tắc đường ống dẫn dầu. Cặn bẩn lâu ngày bám vào làm lỗ phun nhỏ hơn, buồng đốt nhận ít nhiên liệu hơn so với yêu cầu, máy chạy yếu.
Thậm chí, với dị vật có kích thước lớn có thể làm tắc vòi phun hoặc làm kim phun đóng không kín gây rò rỉ, hỏng hóc. Cặn bẩn gây xước ty của bơm dầu xe nâng cao áp (heo dầu) và nước làm rỉ sét các đầu của béc phun, gây hư hỏng nghiêm trọng động cơ. Ngoài ra nước và cặn bẩn còn gây hư hỏng lọc dầu xe nâng.
Để khắc phục lỗi này cần đảm bảo:
- Lựa chọn nhà cung cấp nhiên liệu chất lượng, uy tín
- Chú ý việc bảo quản nguồn dầu, cần chắc chắn rằng thùng dầu của xe phải luôn luôn trong tình trạng được đậy kín.
>>> Xem ngay: Dầu diesel (DO) là gì, dùng để làm gì? Các loại dầu diesel ở Việt Nam?
2. Lỗi hư hỏng hộp số do vận hành sai cách và do tài xế không chú ý
Trong quá trình vận hành, tài xế lái xe nâng đã không tuân thủ các kỹ thuật lái xe nâng hàng an toàn gây nên hộp số bị hư hỏng:
Tài xế chuyển số đột ngột
- Trong hộp số tự động của xe nâng có 3 chế độ chuyển số: chuyển số tiến, trả về số không và chuyển về số lùi.
- Tài xế vận hành tuân thủ đúng nguyên tắc là khi muốn cho xe di chuyển tài xế phải để động cơ nổ ở chế độ Garanti, sau đó nhẹ nhàng điều khiển cần số về phía trước nếu muốn xe chạy tiến về phía trước hoặc gạt cần số về phía sau nếu muốn cho xe lùi. Khi muốn chuyển hướng tiến hoặc lùi, tài xế phải cho xe dừng hẳn lại sau đó mới gạt cần số về số không, tiếp theo mới chuyển số tiến hoặc lùi.
- Nghiêm cấm tuyệt đối thao tác chuyển số đột ngột khi xe đang chạy. Ví dụ khi xe đang trên đà chạy tới, tài xế không cho xe dừng hẳn mà đột ngột gạt cần số về số lùi. Trường hợp này sẽ gây vỡ hộp số và mòn các lá bố.
Người vận hành không chú ý
- Trong quá trình vận hành tài xế không chú ý, để các loại bao bì nylon, dây nhợ, rác quấn vào trục bánh xe trước khi xe chạy trục quay sẽ kéo các loại dây, bao bì này vào trong hộp số phá vỡ seal, phốt gây chảy nhớt và kẹt hộp số .
- Tài xế dùng xe nâng để đẩy nhiều kiện hàng vào xe tải hoặc xe container gây cháy bố hộp số.
Cách khắc phục là đảm bảo môi trường, mặt sàn làm việc không có rác thải, tạp chất. Người vận hành xe nâng cần tuân thủ về tải trọng nâng tối đa của nhà sản xuất, không nâng quá tải và cần được đào tạo bài bản trước làm việc.
>>> Hướng dẫn cách lái xe nâng chi tiết kèm tài liệu hướng dẫn vận hành xe nâng
3. Lỗi hư hỏng húc (Mayo) và niền bánh sau
Thông thường những hư hỏng của Mayo và niền bánh sau là do lỗi vận hành của tài xế cùng một vài nguyên nhân khác nữa:
- Lỗi do tài xế chạy xe quá tốc độ.
- Lỗi do tài xế không chú ý kiểm tra xe trước khi vận hành: Sau một thời gian sử dụng, do xe vận hành quá tốc độ hoặc chạy qua những mặt bằng gồ ghề không bằng phẳng, những con ốc và tắc kê bánh sau bị lỏng ra. Tài xế vận hành đã mắc lỗi không kiểm tra xe trước khi vận hành. Mặc dù ốc bị lỏng nhưng vẫn cứ cho xe chạy. Hậu quả là do các con tắc lỏng quay tròn quanh lỗ trên niền xe nên gây mòn, phá vỡ húc và niền xe chỉ trong một thời gian ngắn.
- Lỗi do lốp xe nâng quá mòn nhưng tài xế không thay thế mà vẫn để xe hoạt động
Vì vậy trước khi vận hành xe nâng tài xế cần phải kiểm tra tổng quát xe nhằm mục đích phát hiện ra những lỗi hư hỏng bất thường để kịp thời sửa chữa. Đảm bảo điều khiển xe nâng với tốc độ theo đúng quy định trong nhà xưởng.
Cách kiểm tra lỗi này như sau: Dùng tay vặn các con ốc trên 2 bánh xe sau để kiểm tra xem ốc có bị lỏng hay không, nếu ốc bị lỏng thì lập tức cho dừng xe và báo về nhà cung cấp để sửa chữa kịp thời.
>>> Tham khảo: Tốc độ xe nâng trong nhà xưởng là bao nhiêu?
4. Lỗi hư hỏng Tam bua (Tampour) do người vận hành
Xe nâng sau một thời gian sử dụng, bộ phận phanh của xe nâng sẽ bị mòn. Phần bố thắng khi mòn hết sẽ ăn đến phần kim loại.
Biểu hiện khi Tam bua bị hỏng là: Khi đạp bàn đạp phanh, bàn đạp chân phanh có cảm giác sâu, phanh khó ăn hoặc không ăn hay phanh vẫn ăn bình thường nhưng có phát ra âm thanh KÉT, KÉT, Tiếng kêu lộc cộc, lộc cộc,…hoặc có bất kỳ một âm thanh lạ nào khác … (Âm thanh của sự ma sát giữa 2 phần kim loại, phần Guốc phanh và Tam Bua).
Khi gặp lỗi này, người vận hành xe nâng phải lập tức cho dừng xe và báo cho nhà cung cấp để kiểm tra, sửa chữa xe nâng kịp thời. Nếu tài xế vẫn cứ để tiếp tục cho xe vận hành sẽ gây vỡ tam bua hư hỏng này rất nghiệm trọng.
5. Lỗi hư hỏng thường gặp ở cần điều khiển số đo tài xế vận hành sai quy cách
Trong trong quá trình vận hành an toàn xe nâng hàng, tài xế thường hay mắc lỗi vận hành gây nên hư hỏng ở vòng nhựa ôm cần gạt số và đèn tín hiệu. Gây gãy vòng nhựa ôm cần số.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cần (điều khiển) gạt số này được làm bằng nhựa cứng và sử dụng cảm ứng điện từ để điều khiển sự đóng mở van dầu hộp số. Vì vậy tài xế vận hành đúng cách thì chỉ cần sử dụng một lực nhỏ bằng các đầu ngón tay để dịch chuyển cần số (về các vị trí tới, lui và trở về số không). Còn khi tài xế vận hành không đúng, thường dùng cả lực của cánh tay để tác động đẩy tới hoặc nắm giật mạnh ra sau cho số lùi thì vòng ôm bằng nhựa này sẽ bị vỡ, gây nên hư hỏng.
6. Lỗi trầy xước các ty thủy lực
Trong quá trình sử dụng tài xế thường hay để xảy ra va quệt, tông xe, hoặc để vật cứng như gạch, đá, vỏ chai thủy tinh, kim loại,... rơi vào các ty thủy lực như ty nâng đứng, ty nghiêng thủy lực, thước lái,… gây nên móp hoặc trầy xước. Giảm hiệu năng nâng hạ hàng hóa của xe.
Để khắc phục tình trạng này, cần đảm bảo không gian làm việc đủ rộng theo đúng tiêu chuẩn của từng loại xe nâng. Không đè, đặt các vật nặng lên ty thuỷ lực của xe.
7. Lỗi vận hành gây gãy nĩa và chênh lệch nĩa
Lỗi này thường là do tài xế sử dụng nĩa để nâng sai quy cách:
- Dùng nĩa để nâng kiện hàng có trọng lượng nặng hơn tải trọng của xe cho phép. Ví dụ xe có tải trọng nâng 3 tấn, nhưng tài xế dùng xe để nâng kiện hàng nặng hơn 3.5 tấn
- Dùng nĩa sai quy cách, tài xế dùng 1 nĩa để nâng hoặc bẩy kiện hàng gây nên công vênh nĩa
- Dùng nĩa để đẩy hoặc kéo kiện hàng
- Nâng kiện hàng ở góc độ không cho phép
Để khắc phục lỗi này, tài xế, người vận hành xe nâng cần nắm được chính xác tải trọng nâng của xe để nâng hạ hàng hoá phù hợp. Đảm bảo sử dụng nĩa nâng đúng cách, không dùng xe nâng để kéo hay di dời vị trí của kiện hàng.
8. Lỗi thường gặp của xe nâng điện: Sử dụng pin
Với dòng xe nâng điện dùng pin thì hay gặp tình trạng xe hoạt động yếu, không nâng được hàng hoá nặng do lỗi pin. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do pin bị ẩm hoặc nước vào gây rò rỉ.
Nguồn điện dùng để sạc pin cho xe nâng cũng là khác nhau từ 24 - 48VDC hoặc cao hơn tuỳ vào từng dòng xe. Do đó, nếu sử dụng nguồn điện không đúng có thể làm tăng thời gian sạc đầy cho pin hoặc thậm chí là gây cháy nổi, hư hỏng pin.
Cách khắc phục là hạn chế để xe nâng dùng pin hoạt động trong môi trường ẩm ướt hay làm đổ nước vào pin. Cần tìm hiểu rõ về thông số điện đầu vào, đầu ra của pin để sử dụng sạc phù hợp.
Lưu ý sử dụng xe nâng an toàn, ít hư hỏng
Xe nâng trải qua thời gian dài sử dụng chắc chắn sẽ phát sinh các lỗi hỏng hóc, điều này là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để kéo dài tuổi thọ cũng như tăng năng suất làm việc của xe nâng, các bạn cần lưu ý những điều sau:
- Bổ sung dầu bôi trơn định kỳ 2 tháng/ 1 lần hoặc sau 300h làm việc.
- Thay thế hộp dầu sau khoảng 4 - 5 tháng sử dụng.
- 1 năm thay tấm chắn mưa, cần gạt mưa một lần để đảm bảo nước không xâm nhập vào các bộ phận máy của xe nâng.
- Với các dòng xe không có cảnh báo an toàn thì nên thay má phanh 1 lần/ tháng
- Thay bình điện xe nâng sau 2 năm với xe hoạt động nhiều, 4 năm với xe hoạt động ít.
- Kiểm tra điện cực của nguồn điện bình ắc quy bằng đồng đồ chuyên dụng nếu chúng hoạt động kém.
- Cần kiểm tra thường xuyên hệ thống ty thuỷ lực của xe để phát hiện các bất thường và thay thế trong trường hợp cần thiết.
- Cần kiểm tra bộ ổn định áp suất, đường ống dẫn nhiên liệu khi thấy hiện tượng áp suất phun thấp. Khi kiểm tra xong mới tiến hành thay thế bơm nhiên liệu.
- Quan trọng hơn cả là người điều khiển, vận hành xe nâng cần có chứng chỉ hành nghề, am hiểu về các thông số kỹ thuật của xe. Vận hành xe theo đúng các quy tắc, quy định an toàn xe nâng.
Trên đây là các lỗi thường gặp của xe nâng điện, xe nâng dầu mà Xe nâng Doosan Việt Nam muốn chia sẻ tới bạn đọc. Nếu quý khách hàng có nhu cầu mua xe nâng mới hoặc xe đang gặp những lỗi nêu trên thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900 55 88 77 để được trợ giúp.
Tham khảo ngay:
Bảng mã lỗi xe nâng điện TCM & Cách xử lý
Cấu tạo xe nâng dầu, xe nâng điện và xe nâng tay
Kích thước xe nâng 1 - 10 tấn kèm thông số kỹ thuật chi tiết
Quy trình bảo dưỡng xe nâng dầu, xe nâng điện theo chuẩn 2023
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!