Hệ thống thủy lực xe nâng [Sơ đồ & Nguyên lý hoạt động]

Hệ thống thủy lực xe nâng hàng đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành nâng hạ hàng hóa. Hãy cùng Xe nâng Doosan Việt Nam đi tìm hiểu chi tiết về sơ đồ hệ thống thủy lực xe nâng cũng như cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ phận này thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Hệ thống thuỷ lực là gì?

Hệ thống thủy lực là một bộ phận của xe nâng hàng, nó sử dụng truyền động từ tác dụng điện năng hoặc cơ năng lên bơm thủy lực để tạo ra áp suất lên chất lỏng với một hệ thống tuần hoàn khép kín để giúp thiết bị hoạt động. 

Có thể nói, hệ thống thủy lực là trái tim của xe nâng vì nó có nhiệm vụ nâng đỡ và di chuyển pallet. Chỉ cần tác động một lực nhỏ cũng đủ sức để di chuyển một pallet hàng hóa có tải trọng lớn. 

Một hệ thống thủy lực xe nâng hàng sẽ có 4 bộ phận chính:

  • Xi lanh thủy lực: Đây là động cơ thủy lực tuyến tính hoạt động bởi 1 piston di chuyển trong đường ống chịu tác động của áp suất từ chất lỏng.
  • Motor thủy lực: Bộ phận động cơ thủy lực hướng tâm, các chất lỏng xoay quanh trục sẽ tác động và làm quay các ổ bánh xe trên thiết bị.
  • Bơm thủy lực: Tạo ra áp lực bằng cách di chuyển chất lỏng để tạo ra lưu lượng và biến năng lượng thành điện lực.
  • Van thủy lực: Giữ 3 chức năng bao gồm van điều khiển hướng, điều áp và điều khiển lưu lượng.

Sơ đồ hệ thống thuỷ lực xe nâng

Ngoài 4 bộ phận chính, sơ đồ thủy lực xe nâng có được cấu thành từ nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau:

  • Bể dầu: Đây là vị trí chứa lượng dầu cần thiết để hệ thống thủy lực xe nâng có thể vận hành.
  • Bơm nguồn: Thông qua xi lanh thủy lực bơm nguồn sẽ tạo ra lưu lượng và áp suất cho hệ thống thủy lực.
  • Xi lanh thủy lực: Tác động trực tiếp vào lượng dầu trong hệ thống và truyền lực giúp nâng hạ hàng hóa lên cao ở vị trí mong muốn.
  • Đồng hồ đo áp suất: Hiển thị áp suất tại đầu ra của bơm nguồn để người vận hành chủ động điều chỉnh.
  • Van an toàn: Giới hạn và đảm bảo áp suất của hệ thống không vượt quá giá trị cho phép. 
  • Van tiết lưu và van một chiều: Đảm bảo tốc độ nâng hạ của xe, hạn chế tình trạng lên xuống đột ngột gây hư hỏng hàng hóa.
  • Van phân phối 2B2: Nằm ở vị trí xả dầu giúp giảm tải cho bơm trong trường hợp hệ thống không làm việc.
  • Van một chiều có điều kiện: Được thiết kế ở sát đầu dưới của xi lanh sử dụng để mở dòng ở đường cao áp.
  • Van phân phối 4/3: Có nhiệm vụ điều tiết hoạt động của xi lanh, điều chỉnh hoạt động nâng hạ của xe nâng hàng.
  • Thiết bị làm mát: Hạn chế sự sôi dầu, ngăn ngừa tình trạng nóng máy, cháy nổ.
  • Cụm lọc dầu: Đóng vai trò lọc sạch cặn bẩn sinh ra trong quá trình vận hành hệ thống thủy lực xe nâng hàng.
Sơ đồ hệ thống thuỷ lực xe nâng

>>> Xem ngay:

Cấu tạo xe nâng dầu, xe nâng điện và xe nâng tay

Cấu tạo xe nâng điện đứng lái, ngồi lái chi tiết nhất 2023

Nguyên lý hoạt động của hệ thống thuỷ lực xe nâng

Hệ thống thủy lực xe nâng hoạt động theo 5 chế độ sau đây:

  • Chế độ chờ: Van phân phối chế độ mở, van phân phối ¾ ở chế độ trung gian, các van khác chưa hoạt động.
  • Chế độ nâng hạ hàng hóa: Bơm nguồn hút dầu thủy lực từ bể chứa, lúc này dầu sẽ được đi qua phần lọc để loại cặn bẩn có sẵn. Sau khi dầu đi qua nó sẽ được tăng áp và đi tới các van phân phối. Lúc này, các van phân phối sẽ đưa dầu vào hệ thống và xi lanh hoạt động giúp nâng hạ hàng hóa thông qua hệ thống tay cầm và điều khiển.
  • Chế độ giữ tải: Vận hành khi người điều khiển muốn giữ hàng hóa ở độ cao nhất định thuận tiện cho việc di chuyển. Các van 1 chiều sẽ được khóa lại không cho dầu ở xi lanh chảy ngược lại bể dầu giúp càng nâng giữ nguyên vị trí.
  • Chế độ quá tải: Các van xả bắt đầu hoạt động để giảm tải và bảo vệ cho phần bơm và các thiết bị thủy lực khác. Đồng thời các van sẽ được đóng lại để ngưng hoạt động toàn hệ thống.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống thuỷ lực xe nâng

Xe nâng hàng được trang bị những loại xi lanh thuỷ lực nào?

Một hệ thống thủy lực xe nâng sẽ có ít nhất ba xi lanh được sử dụng bao gồm: Xi lanh nâng, xi lanh trợ lực lái, xi lanh nghiêng. 

1. Xi lanh nâng 

  • Xi lanh thủy lực lớn tác động đơn, nó chỉ đẩy theo một hướng và chấp nhận lưu lượng chất lỏng thể tích lớn nhất.
  • Van điều khiển sẽ hướng chất lỏng đến xi lanh và thanh truyền khi đặt ở vị trí nâng.
  • Khi van điều khiển được đưa vào vị trí hạ thấp, trọng lượng của thiết bị thẳng đứng, có tải hoặc rỗng sẽ ép chất lỏng trở lại qua các đường hồi về bể chứa.
  • Mặt khác, một van điều chỉnh lưu lượng nằm ở đường chính đến xi lanh nâng giúp điều chỉnh dòng chảy ngược một cách trơn tru.

2. Xi lanh nghiêng

  • Xi lanh nghiêng là xi lanh thủy lực tác động kép, có thể vừa đẩy và vừa kéo.
  • Một xe nâng được trang bị 2 xi lanh nghiêng, kết nối các đường ray cố định bên trái và bên phải của cụm thẳng đứng với khung.
  • Đem đến khả năng kiểm soát đồng nhất khi nghiêng về phía trước hoặc phía sau, ngăn không cho người nó thẳng đứng hoặc uốn cong từ bên này qua bên khác khi nâng hàng.

3. Xi lanh trợ lực lái

  • Loại xi lanh này có tác dụng kép tác dụng lực ngược chiều nhau
  • Đóng vai trò đẩy bánh xe theo hai hướng rẽ trái hoặc rẽ phải
  • Đối với xe nâng điện, các bộ phận thủy lực trợ lái hoạt động nhờ một máy bơm riêng biệt.
  • Đối với xe nâng dầu, các bộ phận trợ lực lái hoạt động nhờ cùng một máy bơm được sử dụng cho các bộ phận thủy lực khác nhau.
Xe nâng hàng được trang bị những loại xi lanh thuỷ lực nào?

Yêu cầu kỹ thuật của phụ kiện thuỷ lực xe nâng

Hệ thống thủy lực quyết định đến hiệu quả sử dụng, năng suất làm việc của xe nâng hàng. Trong trường hợp phụ kiện, linh kiện của hệ thống thủy lực gặp trục trặc sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và sự an toàn của xe nâng và người vận hành. Vì vậy, việc bảo dưỡng bảo trì hệ thống thủy lực định kỳ là việc làm cần thiết trong quá trình sử dụng xe nâng. Các phụ kiện cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Linh kiện, phụ kiện của hệ thống thủy lực khi thay thế cần tương thích với xe nâng, đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả.
  • Người thực hiện sửa chữa, thay thế cần phải am hiểu về kết cấu và nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực xe nâng hàng.
  • Phụ kiện mua ở những địa chỉ uy tín, tin cậy, sản phẩm chính hãng để đảm bảo tương thích với hệ thống thủy lực.

>>> Xem thêm: Quy trình bảo dưỡng xe nâng dầu, xe nâng điện theo chuẩn 2023

Lưu ý các vấn đề có thể ảnh hưởng đến hệ thống thuỷ lực xe nâng

Trong quá trình nâng hạ và di chuyển hàng hóa, hệ thống thủy lực xe nâng hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau đây:

  • Trượt cột: Tình trạng này xảy ra khi cột của thang máy thay đổi vị trí khi nâng cao dưới tải, nếu không được giải quyết có thể leo thang nhanh chóng và khiến xe bị lật nhào.
  • Rò rỉ ống: Bộ phận này được sử dụng để truyền áp suất chất lỏng, sau một thời gian sử dụng có thể xuất hiện tình trạng rò rỉ, nứt vỡ. Nguyên nhân có thể do sử dụng phụ kiện ống không đúng hoặc sử dụng các loại chất lỏng thủy lực không tương thích.
  • Bộ lọc hút bị tắc: Khi bộ lọc bị tắc thì hệ thống thủy lực không còn có thể bắt và loại bỏ được các chất ô nhiễm ra khỏi chất lỏng dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, ngăn dòng chạy của chất lỏng.
  • Các vấn đề khác: Tiếng động lạ từ xe nâng, hoạt động chậm lại, nhiệt độ chất lỏng vượt ngưỡng cho phép.

Như vậy bài viết vừa rồi đã chia sẻ cho bạn đọc một cách chi tiết về hệ thống thủy lực xe nâng. Đây là bộ phận quan trọng, đóng vai trò chủ đạo trong quá trình nâng hạ và di chuyển của xe nâng. Người điều khiển cần nắm rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó để ứng dụng vào thực tiễn một cách tốt nhất.

>>> Tham khảo thêm:

Sơ đồ mạch điện xe nâng

Hộp số xe nâng hàng [Sơ đồ cấu tạo & Nguyên lý hoạt động]

Dịch vụ sửa chữa xe nâng điện, xe nâng dầu tận nơi 24/7 Hà Nội, TPHCM

Tìm kiếm liên quan:

  • Xe nâng điện thủy lực
  • Sơ đồ nguyên lý hệ thống thủy lực
  • Hệ thống thủy lực nâng hạ thùng xe

Được viết bởi

anh-nguyen-my-nguyen
Nguyễn Mỹ Nguyên
Trưởng nhóm Dịch vụ Kỹ thuật Doosan

Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật xe nâng cùng 5 năm gắn bó với Xe nâng Doosan Việt Nam chắc chắn sẽ là nền tảng để anh Nguyên chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và tin tức về hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng xe nâng cũng như thiết bị máy móc, máy công trình khác.

Đánh giá & nhân xét

(0) đánh giá
  • 0%
  • 0%
  • 0%
  • 0%
  • 0%

Đánh giá*

Vui lòng đánh giá sao!

Số điện thoại không đúng định dạng!

Số điện thoại là bắt buộc!

Họ và tên là bắt buộc!

Nội dung là bắt buộc!

Nhận xét

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

default

Thông tin bình luận

Liên hệ với chúng tôi

Nhận báo giá xe nâng sau 05 phút


Họ và Tên là bắt buộc!


Số điện thoại là bắt buộc!

Số điện thoại không đúng định dạng!


Nội dung là bắt buộc!


Email là bắt buộc!


* Quý khách có thể liên hệ trực tiếp tới
Holtine: 1900558877 để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất