Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm các chi tiết nào?

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền là một chi tiết quan trọng, đóng vai trò truyền lực trong hệ thống động cơ của xe ô tô. Hãy cùng Xe nâng Doosan Việt Nam đi tìm hiểu chi tiết về cấu tạo, đặc điểm của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền là gì?

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền được cấu tạo bởi 3 chi tiết chính là trục khuỷu, piston và thanh truyền. Ngoài ra nó còn được cấu tạo bởi bạc biên, bạc piston, xéc măng khí, xéc măng dầu, chốt piston, căn dọc trục cơ. Nó có nhiệm vụ biến chuyện động của trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của piston. Và ngược lại, nó biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu. 

Nguyên lý hoạt động của cơ cấu trục khuỷu như sau:

  • Khi động cơ thực hiện chu trình hút, nén, nổ, xả thì piston sẽ chịu áp lực áp suất ở cuối kỳ nổ. 
  • Lúc này phản ứng cháy xảy ra khiến cho piston di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, đồng thời kéo theo chuyển động quay của thanh truyền.
  • Khi thanh truyền quay quanh tâm của trục khuỷu sẽ làm cho động cơ hoạt động liên tục cho đến khi hết nhiên liệu.
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Video chi tiết để các bạn dễ hình dung

Cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Như đã nói ở trên, cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm có 3 bộ phận chính đó là: Piston, trục khuỷu và thanh truyền. Mỗi bộ phận sẽ có cấu tạo và nhiệm vụ khác nhau.

1. Bộ phận piston

Piston của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền sẽ kết hợp với nắp máy và xi lanh để tạo ra buồng đốt, sau đó nó nhận lực sinh ra từ khí cháy và truyền về trục khuỷu thông qua thanh truyền. Lúc này, trục khuỷu sẽ sinh công giúp thực hiện toàn bộ quá trình nạp, nén, cháy, dãn nở và thải khí.

Về cấu tạo, bộ phận piston có 3 bộ phận chính bao gồm: Đầu piston, thân piston và đỉnh piston.

  • Đỉnh piston: Bao gồm đỉnh lồi, đỉnh lõm và đỉnh bằng với các ưu điểm khác nhau. Đỉnh lồi được sử dụng cho động cơ dùng xăng kỳ 2 và kỳ 4. Đỉnh lõm sử dụng cho động cơ dầu kỳ 2 và kỳ 4. Đỉnh bằng được dùng cho động cơ có dạng buồng cháy xoáy lốc hay những loại động cơ xăng.
  • Đầu piston: Phần đầu piston thường được bao kín hết và tịnh tiến trong buồng đốt. Phía thân được cấu tạo bởi các rãnh với vai trò lắp các xéc măng khí và xéc măng dầu. 
  • Thân piston: Đây là khoảng không gian mà xi lanh hoạt động lên xuống. Đồng thời nó còn được liên kết với thanh truyền thông qua các lỗ thông chốt.
Bộ phận piston

2. Bộ phận thanh truyền

Trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, thì đây là bộ phận quan trọng giúp dẫn truyền lực được tạo ra bởi piston truyền đến trục khuỷu. Về cấu tạo, bộ phận thanh truyền gồm đầu to, đầu nhỏ và thân.

  • Đầu to: Được sử dụng để gắn vào trục khuỷu và chia ra làm 2 nửa giúp cho quá trình lắp đặt và sửa chữa được diễn ra thuận lợi nhất. 
  • Đầu nhỏ: Đây là một khối trụ tròn được liên kết với piston bởi thanh chốt. Ở những nơi tiếp xúc sẽ được bọc lớp bạc giúp giảm sự ma sát đồng thời nâng cao độ bền và tuổi thọ.
  • Bộ phận thân: Được làm bằng kim loại và gắn kết với hai đầu thanh truyền.
Bộ phận thanh truyền

3. Bộ phận trục khuỷu

Trục khuỷu có khả năng chịu được lực uốn, xoắn và mài mòn ở các ổ trục. Nó đóng vai trò giúp chuyển hóa từ chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay. Thông thường, trục khuỷu sẽ được cấu tạo từ chốt khuỷu, cổ khuỷu, má khuỷu và đuôi trục khuỷu.

  • Chốt khuỷu: Bộ phận này sẽ được gắn với thanh truyền tại phần đầu to, đảm nhiệm vai trò nhận các lực từ thanh truyền.
  • Cổ khuỷu: Thiết kế dạng hình trụ, đóng vai trò là trục quay chính thức của trục khuỷu.
  • Má khuỷu: Được liên kết với chốt khuỷu và cổ khuỷu, và là điểm nối để chốt khuỷu truyền lực vào cổ khuỷu.
  • Đuôi trục khuỷu: Đây là bộ phận đầu cuối của thiết bị và được gắn trực tiếp với bánh đà.
Bộ phận trục khuỷu

Như vậy bài viết vừa rồi đã chia sẻ chi tiết về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền cho bạn đọc hiểu rõ hơn về cấu tạo và ứng dụng của bộ phận này. Có thể thấy, cơ cấu trục khuỷu thanh truyền giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với hệ thống động cơ xe ô tô.

>>> Xem ngay:

Phanh tang trống là gì? Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại phanh tang trống

Bộ ly hợp là gì? Cấu tạo & Nguyên lý làm việc của bộ ly hợp ô tô, xe máy

Phanh điện từ là gì? So sánh phanh điện từ và phanh tang trống

Ly hợp là gì? Cấu tạo nguyên lý làm việc như thế nào

Vòng bị bạc đạn là gì? Cấu tạo và ứng dụng ra sao

Được viết bởi

anh-nguyen-my-nguyen
Nguyễn Mỹ Nguyên
Trưởng nhóm Dịch vụ Kỹ thuật Doosan

Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật xe nâng cùng 5 năm gắn bó với Xe nâng Doosan Việt Nam chắc chắn sẽ là nền tảng để anh Nguyên chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và tin tức về hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng xe nâng cũng như thiết bị máy móc, máy công trình khác.

Đánh giá & nhân xét

(0) đánh giá
  • 0%
  • 0%
  • 0%
  • 0%
  • 0%

Đánh giá*

Vui lòng đánh giá sao!

Số điện thoại không đúng định dạng!

Số điện thoại là bắt buộc!

Họ và tên là bắt buộc!

Nội dung là bắt buộc!

Nhận xét

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

default

Thông tin bình luận

Liên hệ với chúng tôi

Nhận báo giá xe nâng sau 05 phút


Họ và Tên là bắt buộc!


Số điện thoại là bắt buộc!

Số điện thoại không đúng định dạng!


Nội dung là bắt buộc!


Email là bắt buộc!


* Quý khách có thể liên hệ trực tiếp tới
Holtine: 1900558877 để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất