Xe nâng hàng ngày càng được ứng dụng phổ biến trong các doanh nghiệp nhờ vào khả năng nâng hạ, di chuyển hàng hóa có trọng lượng lớn một cách nhanh chóng và dễ dàng. Việc hiểu rõ sơ đồ mạch điện xe nâng sẽ hỗ trợ người dùng sử dụng có hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn tốt hơn trong quá trình vận hành thiết bị.
Mục lục
Sơ đồ mạch điện xe nâng
1. Sơ đồ về hệ thống điều khiển
Xe nâng sử dụng hệ thống điều khiển điện tử trong điều khiển động cơ.
- Nhiên liệu vận hành, tỷ lệ pha trộn nhiên liệu cùng thời điểm đánh lửa được điều khiển bởi hệ thống ECM, dựa trên các thông tin và thông số điều khiển truyền tới từ chân ga, góc quay trục khuỷu, trục cam cùng lượng không khí bị hút.
- Lực đẩy chân ga được phát hiện nhờ vào cảm biến gia tốc. Với cảm biến lưu lượng không khí, lượng không khí được hút sẽ được nhận biết.
- Nhờ vào cảm biến vị trí được lắp đặt bên trong chuỗi động cơ mà góc quay của trục cam được phát hiện. Cảm biến OPS cho biết góc quay của trục khuỷu.
2. Sơ đồ béc phun
Kim phun đảm nhiệm vai trò điều khiển nhiên liệu phun. Các kim phun được trang bị trên bộ phận ống nạp và được kiểm soát một cách độc lập.
3. Sơ đồ bướm ga
Bướm ga có nhiệm vụ kiểm soát không khí được hút. Hệ thống điều khiển ECM sẽ thúc đẩy van tiết lưu.
4. Sơ đồ về cuộn dây đánh lửa
Cuộn dây đánh lửa được dùng cho phích cắm đánh lửa. Chúng sẽ được trang bị hệ thống đánh lửa sử dụng transistor nhằm phục vụ cho các nhu cầu sử dụng.
Danh sách công việc cần kiểm tra trên hệ thống điện xe nâng
- Dòng điện cấp nguồn, dây dẫn nguồn phải đảm bảo tốt, có khả năng truyền dẫn điện tốt không bị tình hở điện. Nếu thấy dây cấp nguồn không đảm bảo tiêu chuẩn cần tiến hành thay thế ngay.
- Đảm bảo sự chắc chắn của ổ khóa nguồn chuyển chế độ điều khiển ở bên dưới và lên tay điều khiển. Bảo đảm đúng chế độ cần chuyển, không để xoay hay mất chế độ.
- Kiểm tra nguồn điện dẫn tới khóa nguồn cần đảm bảo tiêu chuẩn luôn luôn có điện, dây kết nối tốt và chắc chắn, đầu cốt bấm không bị lỏng.
- Khóa nguồn (dừng khẩn) đóng mở nguồn điện phải thực hiện một cách dễ dàng, dây kết nối đến khóa đảm bảo truyền dẫn điện tốt, chắc chắn và không lỏng lẻo.
- Công tắc điều khiển bên dưới đảm bảo hoạt động tốt, vận hành tốt, nhẹ nhàng, các dây kết nối tới công tắc dẫn điện tốt. Thay thế ngay dây nối nếu có hiện tượng không đảm bảo.
- Kiểm tra và đo điện tới các sensor điện bảo đảm dây dẫn tốt, đảm bảo sự truyền cấp điện tốt nhất. Nếu có hiện tượng bất thường xảy ra cần kiểm tra kỹ, tìm ra đúng nguyên nhân và xử lý triệt để.
- Kiểm tra kỹ lại các van điện từ (cuộn hút) và van thủy lực.
Hướng dẫn kiểm tra hệ thống mạch điện xe nâng
Sau khi đã tìm hiểu kỹ về sơ đồ mạch điện xe nâng, bạn có thể thực hiện việc tự kiểm tra hệ thống mạch điện xe với các phương pháp sau:
- Không đậy nắp các hộp bình khi nạp bình điện xe nâng.
- Cần kiểm tra lượng nước cất trước và sau khi nạp bình điện. Tiến hành bổ sung nước cất nếu lượng nước giảm. Bạn phải đảm bảo lượng nước cất đồng đều tại tất cả các hộp bình.
- Kiểm tra tỷ trọng dung dịch điện phẩn thường xuyên. Tỷ trọng của dung dịch nên giữ ở mức 1.28g. Không nên sử dụng dung dịch với mức tỷ trọng điện phân quá thấp cũng như quá cao, điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới tuổi thọ của bình điện.
- Trong quá trình nạp bình ắc quy nên bảo đảm mức nhiệt không vượt quá 500 độ C.
- Chú ý đậy lại nắp hộp bình và vệ sinh sạch sẽ sau khi quá trình nạp kết thúc.
- Lựa chọn khu vực nạp tránh xa các nguồn nhiệt để hạn chế cháy nổ, hỏa hoạn.
- Nên thay đổi các bộ lọc: bộ lọc thủy lực, nhiên liệu, dầu, không khí trong trường hợp xe nâng ở trạng thái tiêu hao nhiều năng lượng, vượt mức quy định. Chú ý kiểm tra cấp độ chất lỏng cũng như quá trình chống đông của hệ thống làm mát.
- Kiểm tra hệ thống dẫn động di chuyển, động cơ thủy lực khi nhận thấy dấu hiệu bất thường hoặc có hiện tượng hư hỏng xảy ra, bạn cần ngừng ngay máy và tiến hành các biện pháp khắc phục, sửa chữa hư hỏng.
- Khi phát hiện trục ổ đĩa bị phá hủy cần khắc phục ngay.
- Lưu ý kiểm tra vành đai của hệ thống động cơ, chú ý đến các vết nứt, vết trầy ở vành đai.
- Kiểm tra trực quan phần hệ thống ống xả của xe, xem xét kỹ hệ thống có bất cứ lỗ hổng, vết nứt nào không.
- Kiểm tra lốp xe có bị vết nứt hay bị mài mòn hay không.
- Cẩn thận quan sát bộ phận xylanh hay bàn đạp ly hợp của xe có đang bị uốn cong hay rò rỉ không.
- Đóng van và thắt chặt lại đường ống dẫn nhớt nếu phát hiện tình trạng rò rỉ nhớt trên hệ thống thủy lực. Nếu không thể sửa chữa được thì cần thay thế ngay để đảm bảo chất lượng, sự an toàn khi vận hành xe.
- Thêm nhớt thủy lực nếu nhớt thủy lực bị thiếu hoặc thay mới khi nhớt thủy lực không thể dùng được nữa.
- Tiến hành kiểm tra các vòng bi của bánh xe.
- Lắp ắc quy và cho xe nâng hoạt động ở trạng thái không tải, sau đó kiểm tra xem xe có xuất hiện âm thanh bào bất thường không.
- Vệ sinh sạch sẽ, lau chùi các vết dơ, bẩn, rỉ sét,…
- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng và bảo trì xe nâng.
Hy vọng rằng với những thông tin mà Xe nâng Doosan Việt Nam đã cung cấp trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về sơ đồ mạch điện xe nâng. Truy cập ngay doosan-iv.vn để cùng theo dõi nhiều bài viết khác về các thiết bị xe nâng, giúp bạn sử dụng thiết bị an toàn và hiệu quả hơn
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!