Turbo là gì? Lưu ý khi sử dụng xe động cơ Turbo tăng áp

Bộ tăng áp Turbo đã và đang được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất ô tô hiện nay. Turbo không những giúp tăng công suất, tiết kiệm nhiên liệu, mà nó còn giúp gia tăng tuổi thọ cho xe. Hãy cùng Xe nâng Doosan Việt Nam đi tìm hiểu chi tiết về Turbo là gì? Nguyên lý hoạt động và các loại Turbo tăng áp phổ biến hiện nay thông qua bài viết dưới đây.

Turbo là gì?

Turbo hay còn được biết với tên gọi là tăng áp động cơ Turbo, đây là một thiết bị được sử dụng để gắn vào họng xả của động cơ giúp cho việc bơm và xả khí vào động cơ một cách đơn giản và nhanh chóng. 

Nhờ việc tận dụng lượng khí thải từ động cơ, Turbo giúp tăng áp suất và lượng không khí vào buồng đốt, từ đó sẽ gia tăng công suất và giúp động cơ hoạt động mạnh mẽ.

turbo là gì

Nguyên lý hoạt động của Turbo tăng áp

Sau khi định nghĩa Turbo tăng áp là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên lý hoạt động của nó. Thông thường, bộ tăng áp Turbo được cấu tạo bởi hai thành phần chính đó là Tuabin và nạp khí. Trong đó, bộ phận tuabin sẽ được kết nối với ống hút không khí của động cơ và quay theo trục chung với tuabin. Lúc này, nếu tuabin quay nó sẽ kích hoạt nạp khí quay theo, đồng thời hút không khí từ bên ngoài vào ống hút không khí. 

Sau khi không khí được nạp sẽ nén lại và tăng áp suất, sau đó được dẫn vào buồng đốt của động cơ. Nhờ việc lưu trữ lượng không khí nhiều hơn giúp cho việc đốt cháy nhiên liệu được diễn ra mạnh mẽ, gia tăng công suất cho động cơ đốt trong.

Nguyên lý hoạt động của Turbo tăng áp

Cấu tạo của Turbo tăng áp

Bộ tăng áp Turbo có cấu tạo hình xoắn ốc bao gồm các bộ phận sau đây: Cánh tuabin cánh bơm, trục, đường dẫn đầu bôi trơn trục Turbo, ổ bi đỡ. Các bộ phận liên kết và phối hợp nhịp nhàng với nhau, giúp hiệu quả tăng áp đạt được tối ưu nhất.

Cánh tuabin và cánh bơm được đặt ở hai khoang riêng và nối liền với nhau thông qua một trục. Cánh tuabin nằm ở bên khoang kết nối với cổ góp, việc này giúp nó nhận lực từ dòng khí xả động cơ. Ngược lại, cánh bơm nằm ở khoang đối diện của cánh tuabin.

Ưu nhược điểm động cơ Turbo là gì?

1. Ưu điểm

  • Tăng công suất cho động cơ: Bộ tăng áp Turbo giúp gia tăng công suất mà không cần phải tăng số lượng và dung tích xi lanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, động cơ Turbo có thể tăng công suất từ 20% - 40% so với động cơ không có Turbo.
  • Tiết kiệm chi phí nhiên liệu: Lắp ráp bộ tăng áp Turbo giúp động cơ tận dụng tối đa lượng nhiên liệu được đốt cháy, đồng thời giảm khí thải ra ngoài môi trường. Điều này sẽ giảm mức tiêu hao nhiên liệu và chi phí vận hành xe ô tô. Kết quả nghiên cứu cho thấy, động cơ có Turbo sẽ tiết kiệm đến 10% so với các động cơ không có Turbo.
  • Giảm khí thải: Sử dụng động cơ Turbo không những tăng hiệu quả đốt cháy mà còn giảm lượng khí thải và các chất ô nhiễm như HC, CO, NOx… Kết quả nghiên cứu cho thấy, động cơ Turbo có thể giảm đến 25% khí thải so với động cơ không có Turbo.

2. Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư cao: Đa số các dòng xe ô tô được trang bị động cơ Turbo tăng áp sẽ có mức giá thành cao hơn so với những dòng xe không được trang bị bộ phận này.
  • Các bộ phận cấu thành cần chắc chắn, bền bỉ hơn: Áp suất buồng đốt lớn đồng nghĩa với việc hệ thống piston, trục khuỷu phải được thiết kế bền bỉ và khỏe hơn so với các loại động cơ khác.
  • Động cơ nóng hơn: Việc sử dụng động cơ Turbo sẽ tạo ra lượng nhiệt đáng kể, chính vì thế xe phải được trang bị bộ tản nhiệt lớn và hoạt động mạnh mẽ hơn so với các dòng xe thông thường.
  • Tiêu hao lượng dầu lớn: Bộ tăng áp Turbo có khả năng quay 250.000 vòng/ phút, do đó nó cần được lượng dầu lớn để đáp ứng nhu cầu hoạt động. Chính vì thế, các loại xe ô tô này cần được trang bị máy bơm dầu lớn hơn, hệ thống tản nhiệt riêng và việc thay dầu cũng cần được thực hiện thường xuyên.

Video phân tích chi tiết ưu nhược điểm của turbo tăng áp

Các loại turbo tăng áp phổ biến hiện nay

Trong bài viết này, Xe nâng Doosan Việt Nam sẽ giới thiệu cho bạn 3 loại tăng áp Turbo được sử dụng phổ biến hiện nay. Mỗi loại sẽ có đặc điểm và cấu tạo khác nhau.

1. Single Turbo (tăng áp đơn)

Tăng áp đơn là một loại Turbo có cấu tạo truyền thống nhưng nó vẫn được nằm trong TOP 1 các loại Turbo được sử dụng nhiều nhất hiện nay. 

  • Ưu điểm: Lắp đặt vào động cơ đơn giản, hiệu suất tuabin cao, phù hợp cho các loại động cơ có kích thước nhỏ nhưng vẫn tạo ra công suất tương đương với động cơ có dung tích lớn.
  • Nhược điểm: Với thiết kế Tuabin đơn nên phạm vi vòng tua máy bị hạn chế nên hiệu suất kéo ở tốc độ thấp và chế độ động cơ cầm chừng.

2. Twin -scroll Turbo (tăng áp cuộn kép)

Tăng áp cuộn kép có cấu tạo tương tự như tăng áp đơn nhưng nó lại có đến hai ống tuabin. Với cấu tạo này, hai ống này sẽ được nối với hai ống xả khác nhau. 

Trong trường hợp động cơ có 4 xi lanh thẳng hàng theo thứ tự 1 - 3 - 4 - 2 thì xi lanh 1 và 4 sẽ có dùng chung một đường ống xả và kết nối với ống tuabin thứ nhất. Xi lanh 2 và xi lanh 3 có dùng chung một đường ống xả và kết nối với ống tuabin thứ hai. 

  • Ưu điểm: Tăng áp cuộn kép tận dụng được tối đa áp suất khí thải và hiệu suất tốt ở tốc độ thấp, trung bình .
  • Nhược điểm: Loại Turbo này có cấu tạo phức tạp nên mức chi phí bán ra cũng rất cao.

3. Twin-turbo/Bi-turbo (tăng áp kép)

Tăng áp kép cùng lúc sử dụng hai bộ Turbo tăng áp truyền thống với kích thước khác nhau. Mỗi bộ tăng áp sẽ sử dụng cho một dãy xi lanh, một bộ sử dụng cho vòng tua cao, bộ còn lại sử dụng cho vòng tua thấp.

  • Ưu điểm: Tăng áp kép khắc phục được hiện tượng trễ Turbo, đem đến công suất tối ưu ở nhiều dải vòng tua máy khác nhau.
  • Nhược điểm: Có cấu tạo phức tạp, mức chi phí cao.

Ngoài 3 loại Turbo trên thì còn rất nhiều loại khác cũng được sử dụng nhưng không được phổ biến. Ví dụ: Tăng áp điện, tăng áp biến thiên cuộn kép, tăng áp biến thiên…

Video giới thiệu động cơ Turbo trên xe ô tô

Lưu ý khi sử dụng xe trang bị động cơ Turbo

Hiểu rõ Turbo là gì, chắc hẳn bạn cũng biết việc bảo dưỡng định kỳ là điều cần thiết để tăng tuổi thọ và hạn chế hư hỏng cho thiết bị. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng xe ô tô trang bị động cơ Turbo:

  • Không nên di chuyển ngay sau khi nổ máy: Nguyên nhân do Turbo tăng áp sử dụng dầu bôi trơn chung với động cơ, khi vừa nổ máy dầu vẫn còn nguộn nên lưu chuyển chậm hơn. Do đó, người lái cần đợi thêm 2 - 3 phút để dầu hóa lỏng, đem đến hiệu quả bôi trơn tốt nhất.
  • Không nên tắt máy ngay sau khi dừng: Động cơ tăng áp Turbo có nhiệt độ cao khi đốt cháy nhiên liệu. Lúc này dầu nhớt vừa là chất bôi trơn vừa là chất làm mát sẽ hấp thụ nhiệt từ động cơ. Nếu tắt máy đột ngột khi động cơ còn nóng thì dầu sẽ không được lưu chuyển mà nó chỉ tiếp xúc ở các vị trí còn nóng. Việc này sẽ khiến giảm chất lượng dầu, do đó nên dừng xe để nổ máy tầm 2 - 3 phút rồi mới tắt máy.
  • Hạn chế chạy xe ở vòng tua máy quá thấp: Bộ tăng áp Turbo được dẫn động bởi khí xả động cơ, nếu vòng tua quá thấp thì nó sẽ không đạt được ngưỡng vòng quay nhất định. Việc này sẽ làm giảm hiệu quả tăng áp và ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.
  • Sử dụng xăng có chỉ số octan theo quy định: Hầu hết các nhà sản xuất ô tô sẽ khuyến cáo rõ nét về loại xăng có chỉ số octan phù hợp nên người dùng cần tuân thủ đúng theo quy định, không sử dụng xăng có octan thấp hơn hoặc cao hơn.
  • Bổ sung dầu bôi trơn đúng kỳ: Turbo sử dụng dầu bôi trơn chung với động cơ và tiêu hao nhiều trong quá trình sử dụng. Do đó, người dùng cần kiểm tra và thay dầu nhớt đúng kỳ hạn để hiệu quả sử dụng được tốt nhất.
  • Thay lọc xăng đúng hạn: Lọc xăng bị bẩn sẽ khiến tạp chất đi vào buồng đốt, ảnh hưởng đến chất lượng khí xả và gây hại đến Turbo. Do đó, hãy thay lọc xăng định kỳ để đảm bảo nó luôn sạch sẽ.
  • Bảo dưỡng hệ thống làm mát định kỳ: Sau 160.000 km người dùng hãy bảo dưỡng hệ thống làm mát, thay nước thường xuyên để giúp động cơ Turbo hoạt động tốt nhất.

Trong trường hợp gặp sự cố khi sử dụng, hãy liên hệ đến cơ sở sửa chữa uy tín để được kiểm tra và khắc phục kịp thời.

Hy vọng rằng qua những giải đáp về động cơ Turbo là gì, nguyên lý hoạt động và các loại Turbo trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin về thiết bị này. Hiện nay, bộ tăng áp Turbo đã và đang được sử dụng rộng rãi và được người dùng đánh giá cao về hiệu quả và sự bền bỉ của nó.

>>> Xem thêm:

Được viết bởi

anh-nguyen-my-nguyen
Nguyễn Mỹ Nguyên
Trưởng nhóm Dịch vụ Kỹ thuật Doosan

Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật xe nâng cùng 5 năm gắn bó với Xe nâng Doosan Việt Nam chắc chắn sẽ là nền tảng để anh Nguyên chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và tin tức về hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng xe nâng cũng như thiết bị máy móc, máy công trình khác.

Đánh giá & nhân xét

(0) đánh giá
  • 0%
  • 0%
  • 0%
  • 0%
  • 0%

Đánh giá*

Vui lòng đánh giá sao!

Số điện thoại không đúng định dạng!

Số điện thoại là bắt buộc!

Họ và tên là bắt buộc!

Nội dung là bắt buộc!

Nhận xét

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

default

Thông tin bình luận

Liên hệ với chúng tôi

Nhận báo giá xe nâng sau 05 phút


Họ và Tên là bắt buộc!


Số điện thoại là bắt buộc!

Số điện thoại không đúng định dạng!


Nội dung là bắt buộc!


Email là bắt buộc!


* Quý khách có thể liên hệ trực tiếp tới
Holtine: 1900558877 để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất