Đặc điểm của các dòng xe nâng nói chung và xe nâng dùng bình ắc quy nói riêng là thường xuyên phải tải nặng khối lượng hàng hóa lớn khi di chuyển. Khi bình ắc quy xe nâng điện – “trái tim” của xe nâng bị hỏng, có một số tình trạng sau được liệt kê để chuẩn đoán bệnh và giải pháp.
1. Ắc quy giảm dung lượng
Tình trạng: Nạp đầy điện nhưng sau một đêm đã yếu
Biểu hiện:
- Xe nâng điện hoạt động yếu
- Hệ thống đèn pha, đèn xi-nhan bị mờ
- Tụt áp
- Tính kém ổn định khi hoạt động
Nguyên nhân: Bảo quản xe không tốt, không bảo dưỡng định kỳ, ắc quy để lâu ngày không nạp điện và sử dụng. Bề mặt ắc quy bẩn sinh ra cầu nối giữa 2 cực hay nồng độ dung dịch không ở mức phù hợp. Điều này dẫn đến khi sử dụng, ắc quy nhanh bị hết điện, mức đo dung dịch bị sụt giảm khoảng 30 đến 40%. Ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan là vật liệu làm ắc quy không đạt chất lượng, hoặc dung dịch bên trong chứa nhiều chất hỗn hợp.
Cách xử lý: Vệ sinh bình ắc quy xe nâng sạch sẽ bằng cách lau chùi, xúc sạch dung dịch cũ và tiến hành thay dung dịch mới. Sau đó, cần nạp điện lại ngay lập tức. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra bình thường xuyên vì khi dung dịch bên trong bình chứa tạp chất sẽ rất nguy hiểm cho bình ắc quy và người sử dụng.
2. Ắc quy bị lão hóa
Tình trạng: Bình ắc quy xe nâng điện bị Sunfat hoá
Biểu hiện:
- Bản cực bị biến dạng
- Hiệu điện thế bị quá tải
- Xuất hiện nhiều đốm trắng ở bề ngoài lá cực
Nguyên nhân: Nồng độ dung dịch lên quá cao hoặc dung dịch trong bình còn quá ít khiến bản cực bị phồng lên. Từ đó sẽ khiến cho hiệu điện thế tăng nhanh khi nạp, dung dịch mau sôi nhưng nồng độ lại tăng lên không đáng kể, nếu quan sát kĩ, ở bên ngoài các tấm ngắn và bản cực có nhiều đốm trắng xuất hiện. Vì vậy dẫn đến việc ắc quy nhanh hết điện hoặc không thể vào điện. Bình ắc quy xe nâng chạy điện hay bất cứ thiết bị gì, khi sử dụng trong một khoảng thời gian dài cũng không thể tránh khỏi tình trạng bị lão hóa. Cho dù bạn bảo quản chúng tốt như thế nào thì theo thời gian, các tấm bản cực cũng bị ăn mòn, dung lượng bị giảm sút.
Cách xử lý: Vệ sinh bình, sau đó đổ thêm nước cất châm bình ắc quy xe nâng và thực hiện nạp lại bình. Thêm nữa, để tránh sự số này lặp lại, bạn nên bảo dưỡng và vệ sinh bình thường xuyên, đổ thêm nước sạch khi bình gần hết nước.
3. Ắc quy phân hoại
Tình trạng: Bản cực bị cong vênh
Biểu hiện:
- Vỏ bình bị nhô, phồng lên
- Nắp bình đội lên không đều về phía bản cực dương
Nguyên nhân: Nạp bình ắc quy xe nâng với dòng tải điện quá lớn so với điện mức của bình; hay thời gian dung nạp quá lâu dẫn đến nồng độ dung dịch trong bình cao lên khiến cho bản cực bị biến dạng. Hoặc khi sử dụng đến cạn kiệt hay nạp ắc quy bị lộn cực cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Cách xử lý: Đổ thêm nước cất và nạp thêm điện cho ắc quy. Đồng thời tránh sử dụng các dòng điện lớn, không phù hợp để nạp cho bình.
4. Một số lỗi khác
- Máy khởi động chậm
- Còi bị méo tiếng hoặc rè khi bấm
- Đèn xe nhan của xe bị cháy, mờ
Nếu bắt gặp hiện tượng trên bạn cần phải:
- Sập cầu chì, tháo kẹp vít
- Thoát hết nước trong bình và nhấc bình ra
- Lắp lại ắc quy, bôi trơn và bắt lại điện cực
- Nếu thêm nước vào bình rồi mà vẫn yếu thì tiến hành làm sạch và sạc lại bình
Luôn luôn ghi nhớ biện pháp nâng cao tuổi thọ ắc quy xe nâng điện
- Sử dụng xe nâng điện đúng quy định: đúng tải trọng, đúng mục đích, đúng góc độ
- Sử dụng đúng các bộ phận quan trọng của xe nâng điện như hộp số, ắc quy, tránh làm hỏng hộp số, giảm tuổi thọ của ắc quy
- Ngừng hoạt động khi năng lượng điện quá thấp (20%)
- Ngắt sạc khi đã sạc đầy ắc quy
- Giữ cho dây sạc, đầu kết nối sạc khô ráo
- Vị trí đỗ xe phải khô ráo, có màng ngăn tránh mưa, bão
- Sau khi sạc xong, bình ắc quy sẽ bị nóng, vì thế nên bạn cần phải chờ bình nguội thì mới có thể sử dụng lại bình thường
Giá bình ắc quy xe nâng điện có thể tốn đến hơn một nửa tiền mua xe nâng mới. Vì vậy, để hạn chế tối đa các lỗi trên, bạn cần chú ý sử dụng bình ắc quy đúng cách, không chủ quan mà hãy thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra bình ắc quy. Tốt nhất bạn nên kiểm tra bình ắc quy xe nâng 3 tháng 1 lần theo định kỳ, và lựa chọn một nhà cung cấp xe nâng điện có cam kết chế độ bảo hành, sửa bình ắc quy xe nâng ngay khi có trục trặc xảy ra.
Cam kết phục vụ chu đáo khắp mọi miền đất nước, Xe nâng Doosan Việt Nam có các chi nhánh và kho hàng tại Bắc, Nam, cùng hệ thống logistics vận chuyển tận nơi đến địa điểm của khách hàng.
Ghé thăm kho hàng của chúng tôi tại địa chỉ sau để xem thực tế và lái thử xe nâng Doosan:
- Kho Đông Anh: Tổ 25, Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Hà Nội
- Tổ hợp Showroom, Xưởng dịch vụ Xe nâng Doosan: 350/1C Quốc Lộ 1A, Khu Phố 1, P.An Phú Đông, Q.12, TP.HCM
- Kho Cái Mép: Tân Cảng Cái Mép, Bà Rịa - Vũng Tàu
Phía xe nâng Doosan Việt Nam cam kết hỗ trợ khách hàng hướng dẫn vận hành, bảo trì bảo dưỡng an toàn và đáp ứng tối đa các yêu cầu bảo hành. Hy vọng với với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của chúng tôi, cam kết đem lại những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, mối quan hệ hợp tác giữa hai bên sẽ ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn nữa trong tương lai.
Xe nâng Doosan Việt Nam tự hào là Nhà phân phối chính hãng duy nhất xe nâng Doosan tại Việt Nam, với sự hỗ trợ rất lớn từ hãng bên Hàn Quốc, cam kết mang lại cho khách hàng sản phẩm chính hãng, giá bán thương lượng cạnh tranh nhất, thời gian giao hàng nhanh nhất và chính sách bảo hành uy tín, chuyên nghiệp.
Hướng Dẫn Người Dùng Mới Sửa Lỗi Xe Nâng Điện Không Sạc
Cách kiểm tra bình ắc quy sống hay chết áp dụng cho mọi loại ắc quy
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!