Hệ thống phanh điện từ ra đời không những đem đến sự an toàn cho người vận hành xe ô tô mà nó còn giúp tiết kiệm chi phí vận hành, thân thiện với môi trường. Vậy phanh điện từ là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động ra sao? Hãy cùng Xe nâng Doosan Việt Nam đi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Phanh điện từ là gì?
Phanh điện từ là loại phanh thường được lắp đặt trên xe ô tô, xe khách, xe tải… Nó có thể điều khiển hoàn toàn tự động một cách an toàn và chính xác nhất. Một chiếc ô tô được trang bị hệ thống phanh điện từ sẽ có ký hiệu P ở vị trí vòng tròn gần cần số hoặc trên bảng taplo của xe.
Những lợi ích của phanh điện từ so với các loại phanh khác:
- Tính an toàn: Khi hoạt động, phanh điện từ có khả năng giảm nhiệt và giảm tải cho bánh xe, cải thiện đáng kể mức độ an toàn khi vận hành trên quãng đường dài. Đồng thời hạn chế được các tình trạng nổ lốp, giúp hệ thống phanh xe luôn hoạt động tốt nhất.
- Tính kinh tế: Sử dụng phanh điện từ sẽ giúp giảm lực phanh chính của xe, kéo dài tuổi thọ của trống phanh và bố phanh… cùng với đó là giảm chi phí bảo dưỡng định kỳ của hệ thống phanh xe và tăng hiệu suất kinh tế.
- Bảo vệ môi trường: Phanh điện từ có khả năng giảm bụi do bố phanh tạo ra, đồng thời giảm tiếng ồn khó chịu khi phanh xe.
Cấu tạo phanh điện từ
Hệ thống phanh điện từ được cấu tạo bao gồm các bộ phận sau đây:
- Công tắc nguồn: Được lắp ở khoang bình điện, đóng vai trò kết nối giữa cực dương của bình điện với nguồn điện. Đây cũng là công tắc nguồn tổng của hệ thống phanh điện từ.
- Điều khiển lõi phanh điện từ: Đây là module điều khiển nguồn điện. Các tín hiệu đầu vào sau khi đã được xử lý sẽ được cấp dòng tương ứng tới các lõi để tạo ra lực phanh từ.
- Cảm biến tốc độ: Bộ phận cảm biến được lắp trên giá phần tĩnh, khi các cánh tản nhiệt quay nó sẽ tạo ra các xung tín hiệu và nhận biết được tốc độ xe và gửi về hộp xử lý phanh điện từ.
- Công tắc điều khiển bằng tay: Được lắp đặt gần công tắc đa năng, có cơ chế điều khiển bằng tay theo các cấp độ tương ứng với các lực phanh từ khác nhau.
- Công tắc áp suất: Bộ phận này được trang bị trên đường hơi phanh, nó hoạt động cùng với chân phanh.
- Bản báo: Được lắp trong khoang lái xe với chức năng chính để có thể hiển thị hoạt động của phanh điện từ, đồng thời giúp chẩn đoán hư hỏng của hệ thống phanh điện tử.
- Cụm stator: Bao gồm các tổ hợp của các cuộn dây, đây là phần chính của phanh điện từ được lắp với chassi xe bằng một giá đỡ cố định.
Nguyên lý làm việc của phanh điện từ
Trong cấu tạo của hệ thống phanh xe hoàn chỉnh, phanh điện từ chị là một loại phanh phụ, nó có hoạt động dựa trên lý thuyết điện từ để động năng được chuyển hóa thành nhiệt để tạo ra lực từ làm giảm mô men quay.
- Phanh điện từ hoạt động bởi nguồn ắc quy hay máy phát. Khi mà cuộn stator trong cấu tạo của phanh từ được cấp nguồn sẽ tạo động lực từ trong cuộn stator.
- Vùng từ trường giữa các bộ phận lõi, khe hở và roto sẽ tạo thành các vòng từ liên tiếp.
- Lúc này, giữa các vùng từ trường là các lực từ có hướng cản lại chiều quay của roto và tạo ra lực phanh điện từ khiến tốc độ quay của roto bị giảm mà không cần tiếp xúc.
Ưu nhược điểm của hệ thống phanh điện từ
1. Ưu điểm
- Phanh tay điện từ được các chuyên gia nhận định là an toàn và ưu Việt hơn so với phanh tay cơ.
- Cơ chế vận hành và cách dùng cực kỳ đơn giản, tài xế nào cũng có thể thao tác được. Ưu tiên sử dụng trong các trường hợp phanh đột ngột.
- Tiết kiệm diện tích, hỗ giúp không gian bên trong khoang lái được tối ưu hóa. Đây cũng là lý do mà nhiều dòng xe hạng sang chọn sử dụng phanh điện từ thay bằng phanh tay truyền thống.
- Phanh điện từ là công nghệ duy nhất có chức năng hỗ trợ dừng và khởi động ngang dốc.
- Nhờ có nguyên lý và cấu tạo hiện đại, phanh điện từ không cần bảo dưỡng định kỳ mà vẫn hoạt động ổn định được.
2. Nhược điểm
- Với những ưu điểm vừa kể trên cho thấy rằng, mức chi phí để sản xuất ra phanh điện từ và chi phí sửa chữa sẽ cao hơn so với các loại phanh khác.
- Phanh điện từ hoạt động bằng nguồn điện, vì thế loại phanh này sẽ ngừng hoạt động khi bình ắc quy hết điện.
Như vậy qua bài viết vừa rồi bạn đã hiểu rõ hơn về hệ thống phanh điện từ của xe ô tô. Bên cạnh những ưu điểm nó vẫn còn tồn tại những nhược điểm cần phải khắc phục. Tùy vào nhu cầu và sở thích của mỗi người mà họ lựa chọn cho mình dòng xe có loại phanh phù hợp.
>>> Xem thêm:
Phanh tang trống là gì? Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại phanh tang trống
Hệ thống phanh khí nén là gì? Sơ đồ cấu tạo và ưu nhược điểm
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!