Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, cùng với đó là sự lên ngôi của ngành kỹ thuật. Vậy kỹ thuật là gì? Có những ngành kỹ thuật nào phổ biến hiện nay? Hãy cùng Xe nâng Doosan Việt Nam đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Định nghĩa kỹ thuật là gì?
Kỹ thuật là thuật ngữ tập hợp những quy trình, phương pháp và kiến thức để sử dụng để thiết kế, phát triển, sản xuất và vận hành các sản phẩm, dịch vụ của hệ thống có tính chất khoa học kỹ thuật hoặc tính chất công nghiệp. Kỹ thuật bao gồm việc áp dụng các kiến thức toán học, hóa học, vật lý và những kinh nghiệm thực tiễn để giải quyết các vấn đề phức tạp.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, kỹ thuật không chỉ đơn thuần là quá trình thuật hóa một sản phẩm mà nó còn là khả năng sáng tạo, tư duy logic, đồng thời ứng dụng khoa học vào thực tế để đưa ra các giải pháp hiệu quả và tiện ích.
Lịch sử phát triển của ngành kỹ thuật
Sau khi định nghĩa kỹ thuật là gì chắc hẳn nhiều người vẫn còn mơ hồ và không biết kỹ thuật được bắt nguồn từ đâu và thay đổi như thế nào. Dưới đây là 3 giai đoạn lịch sử hình thành lên ngành kỹ thuật.
1. Thời kỳ tiền sử và cổ đại
Ở giai đoạn này, kỹ thuật thường được dựa vào kiến thức truyền đạt từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng việc sử dụng các công cụ đơn giản như đá, gỗ và da để tạo thành các dụng cụ săn bắn, công cụ làm ruộng hay những công trình xây dựng nhà ở cơ bản. Có thế thấy, đây là thời kỳ đặt nền móng cho sự phát triển của kỹ thuật trong những năm về sau đó.
2. Cách mạng công nghiệp
Vào thế kỷ 18 và 19, thế giới đã chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp, đây là giai đoạn quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của ngành kỹ thuật. Sự ra đời của máy móc và công nghệ đã thay đổi cách sản xuất và chế tạo công cụ của con người. Đây là dấu mốc quan trọng, góp phần tạo nên nền tảng cho sự phát triển của xã hội hiện đại và công nghiệp hóa.
3. Kỹ thuật hiện đại và cuộc cách mạng số
Vào thế kỷ 20 và 21, khoa học công nghệ ngày càng phát triển đã giúp kỹ thuật lên một tầm cao mới. Tiêu biểu là công nghệ điện tử, công nghệ viễn thông, máy tính và trí tuệ nhân tạo,... đã mở ra không gian mới cho sự sáng tạo và tiến bộ. Cho đến nay, cuộc cách mạng số hóa đã và đang tạo ra sự kết nối toàn cầu và thay đổi cách con người tương tác và làm việc.
Nguồn: Wikipedia
Vai trò của kỹ thuật là gì?
Kỹ thuật đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống và sản xuất, cụ thể như sau:
- Kỹ thuật và công nghệ thông tin đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, đồng thời gia tăng vật chất, đáp ứng mọi nhu cầu về mặt hàng tiêu dùng của xã hội. Nó chính là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Kỹ thuật tạo ra các ứng dụng quan trọng và hàng loạt các thiết bị máy móc mới giúp thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó, cung ứng kịp thời các mặt hàng hóa thiết yếu cho toàn xã hội thông qua phương tiện vận chuyển, bàn nâng điện hay các loại xe nâng, xe đẩy.
- Giảm thiểu chi phí sản xuất, giá thành phẩm cho các hộ gia đình, doanh nghiệp, công ty và các tổ chức cá nhân. Đồng thời nó đa dạng và có thể đáp ứng được với mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội.
- Ứng dụng kỹ thuật giúp chi phí tiêu hao vật chất trong quá trình sản xuất được giảm thiểu, từ đó tiết kiệm chi phí, nâng cao mức sống của người dân.
- Giúp cuộc sống trở nên phong phú, thú vị, nhiều trải nghiệm và nhiều màu sắc hơn. Từ đó tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo các sản phẩm.
TOP 4 ngành kỹ thuật chính hiện nay
Dưới đây là 4 ngành kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay, được giới trẻ lựa chọn làm công việc kiếm sống với mức thu nhập tương đối ổn định.
1. Ngành kỹ thuật điện
Kỹ thuật điện xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ XIX nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với đời sống hiện đại. Những người làm việc trong ngành này sẽ thực hiện các công việc nghiên cứu và thiết kế hệ thống điện và điện tử như: Mạch điện, động cơ điện, thiết bị điện tử, cáp quang, điện cơ, máy phát điện, thiết bị điện tử khác…
Nhóm ngành kỹ thuật điện có mối quan hệ và liên quan mật thiết đến các thiết kế, thí nghiệm, sản xuất, xây dựng, điều khiển, giám sát máy móc và hệ thống điện, điện tử. Trong hệ thống điện tử bao gồm video, âm thanh, quang điện tử, đo đạc. Tùy vào từng quốc gia thì hệ thống điện tử sẽ có quy mô khác nhau.
2. Ngành kỹ thuật cơ khí
Kỹ thuật cơ khí cũng là nhóm ngành phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Những kỹ thuật viên sẽ đảm nhận vai trò thiết kế hệ thống vật lý như hệ thống năng lượng, cung cấp điện và sản phẩm không gian, hệ thống động cơ đốt trong, bộ nén khí, sản phẩm hàng không…
3. Ngành kỹ thuật hóa học
Hóa học được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và đóng góp nhiều cho sự phát triển của các ngành nghề khác. Các kỹ thuật viên sẽ thực hiện nghiên cứu, kiểm tra sự biến đổi của vật chất dựa vào những nguyên lý về hóa học, vật lý, toán học hay sinh học vào quá trình sản xuất vi sinh, lọc dầu, lên men hay chế tạo vật liệu…
Một số lĩnh vực của ngành kỹ thuật hóa học:
- Thiết kế và tính toán vận hành nhà mát
- Thiết kế quá trình lọc, sấy, bay hơi
- Hiện tượng truyền khối, truyền nhiệt
4. Ngành kỹ thuật xây dựng
Kỹ thuật xây dựng bao gồm các hạng mục thiết kế và thi công các công trình xây dựng hay nhà ở cho tư nhân. Cho đến nay, ngành kỹ thuật xây dựng đã xây dựng lên nhiều cơ sở đường sắt, đường bộ, hệ thống xử lý nước, sân bay, hệ thống cấp nước, đập nước, đặc biệt là những tòa nhà cao chọc trời.
Những ngành kỹ thuật khác
Dựa vào định nghĩa kỹ thuật là gì, chắc hẳn ngoài 4 ngành kỹ thuật trên vẫn còn nhiều ngành khác đang được ứng dụng trong cuộc sống của chúng ta.
1. Ngành kỹ thuật máy tính
Đây là sự kết hợp giữa ngành kỹ thuật điện tử và khoa học máy tính giúp thiết kế và phát triển các thiết bị phần cứng và phần mềm trên máy tính. Các kỹ sư máy tính sẽ được đào tạo về việc thiết kế phần mềm, kỹ thuật điện tử, tích hợp phần cứng và phần mềm thay vì chỉ sử dụng kỹ thuật phần mềm hay điện tử riêng lẻ.
2. Ngành kỹ thuật hàng hải
Đối với ngành kỹ thuật hàng hải, những kỹ thuật viên sẽ thực hiện nghiên cứu chi tiết về tàu ngầm, tàu thủy, hệ thống thủy lực, cảng biển… đòi hỏi sự kết hợp nhiều kiến thức cơ khí, lập trình, xây dựng hay điện tử.
3. Ngành kỹ thuật hệ thống
Đây là ngành nghề chuyên thiết kế và điều khiển hệ thống kỹ thuật. Nó tập trung chủ yếu vào khoa học - công nghệ của hệ thống công nghiệp. Từ đó giúp phân tích và thiết kế các hệ thống để sản xuất hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả nhất.
4. Ngành Kỹ thuật hàng không vũ trụ
Ngành kỹ thuật hàng không chuyên thiết kế, nghiên cứu và chế tạo ra máy bay, trực thăng, hỏa tiễn… các kỹ sư sẽ có kiến thức nghiên cứu dâu về hàng không, sự chênh lệch áp suất và hệ thống khí động lực học của thiết bị…
Ứng dụng của ngành kỹ thuật là gì?
Đến đây thì chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được phần nào về ứng dụng của kỹ thuật trong sản xuất và cuộc sống của con người. Mỗi ngành kỹ thuật sẽ có ứng dụng riêng cụ thể như sau:
- Ngành kỹ thuật điện: 100% thiết bị sử dụng điện năng để vận hành nên nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, tiêu biểu nhất là họa động của máy móc, thiết bị phát sáng và sinh hoạt hàng ngày.
- Ngành kỹ thuật hàng không: Thiết kế ra các thiết bị điều khiển, tên lửa, máy bay, trực thăng…
- Ngành kỹ thuật cơ khí: Ứng dụng để tạo ra các vật liệu cơ khí, thiết bị và máy móc.
- hệ thống thủy lực: Nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu của con người.
- Kỹ thuật máy tính: Ứng dụng để tạo ra các thiết bị, công nghệ số hóa, máy tính…
Ngành kỹ thuật phần mềm
Hy vọng qua những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về kỹ thuật là gì? Ứng dụng như thế nào và các ngành kỹ thuật phổ biến hiện nay. Qua đó có thể lựa chọn cho mình một ngành kỹ thuật phù hợp nhất.
Tìm kiếm liên quan:
- Công nghệ là gì
- Kỹ năng la gì
- Công nghệ kỹ thuật là gì
- Thiết kế kỹ thuật la gì
- Kỹ thuật Tiếng Anh là gì
- Ví dụ về kỹ thuật
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!