Thiết bị nâng hạ là gì? Các loại thiết bị nâng hạ bằng tay, bằng điện hay thuỷ lực

Được biết đến là giải pháp hoàn hảo trong việc nâng hạ, di chuyển hàng hóa có tải trọng lớn, thiết bị nâng hạ ngày càng được sử dụng phổ biến trong các nhà máy, xưởng sản xuất,… Vậy thiết bị nâng hạ là gì và ứng dụng như thế nào? Mời bạn đọc cùng Xe nâng Doosan Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thiết bị nâng hạ là gì?

Thiết bị nâng hạ là cách gọi chung cho tất cả các loại máy móc, thiết bị, phương tiện có khả năng nâng hạ hàng hóa từ dưới thấp lên cao và ngược lại dựa trên cơ cấu nâng chuyên dụng. Một số loại thiết bị nâng hạ còn có chức năng di chuyển vật nặng từ vị trí này đến vị trí khác nhờ vào bộ phận chuyển động độc lập.

Dựa vào chuyển động chính, máy nâng hạ được chia làm hai nhóm chính là loại vận chuyển liên tục và máy nâng. Trong đó, máy vận chuyển liên tục được sử dụng để phục vụ các quá trình di chuyển vật liệu vụn, rời ở phạm vi cho phép. Còn với máy nâng thường dùng trong nâng hạ các khối vật thể có trọng lượng và kích thước lớn.

Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu làm việc của máy nâng là sự lặp đi lặp lại, ngắn hạn và có thời gian dừng. Thiết bị nâng hạ có chuyển động chính là theo phương đứng. Ngoài ra, ở một số dòng máy còn trang bị thêm các chức năng chuyển động quay quanh trục máy, di chuyển máy hoặc chuyển động lắc quanh trục ngang. Với việc phối hợp các chuyển động, các vật thể sẽ được thiết bị di chuyển đến bất cứ vị trí nào mong muốn trong phạm vi không gian làm việc của máy.

Các dòng máy chỉ có một chức năng là chuyển động nâng hạ như bàn nâng, pa lăng,… được gọi là máy, thiết bị nâng hạ đơn giản. Đối với các dòng máy có từ hai chuyển động trở lên được gọi là cần trục. Bên cạnh đó, trong thực tế còn có một số loại máy nâng khác được xếp vào nhóm riêng như thang máy, thiết bị xếp dỡ hàng hóa,…

>>> Tham khảo ngay: Xe nâng là gì? Cấu tạo & Các loại xe nâng trong kho xưởng

xe nâng dầu là một trong những thiết bị nâng hạ phố biến nhất

Phân loại các thiết bị nâng hạ phổ biến hiện nay

1. Thiết bị nâng cần trục 

Dựa theo cấu tạo và nguyên tắc làm việc, thiết bị nâng cần trục được chia thành:

- Cần trục tự hành: bao gồm các loại cần trục tự di chuyển ngang trên mặt đất bằng nguồn năng lượng đặt kèm ngay trên cần trục. Chúng thường được thiết kế với kiểu dáng tay cần nghiêng, có thể thay đổi tầm với bằng góc nghiêng tay cần hoặc lắp đặt thêm tay cần phụ. Thiết bị này sử dụng trọng lượng phần xe tự hành để làm đối trọng, có thể kết hợp thêm đối trọng phụ đặt trên máy trong một số trường hợp. Nhóm này cũng được chia thành nhiều loại nhỏ:

  • Cần trục ô tô: là các dòng ô tô tải có thùng ben được trang bị thêm cánh tay cẩu để thực hiện các hoạt động bốc hàng lên thùng xe hoặc dỡ hàng xuống giúp tiết kiệm thời gian cũng như công sức và chi phí thuê nhân lực bốc vác.
  • Cần trục tự hành bánh lốp hay cần trục tự hành bánh xích.
  • Cần trục tự hành có tay cần ống lồng, cần trục tự nổi hay cần trục đường sắt.
Cần trục tự hành

- Cần trục tháp: đây là loại thiết bị nâng hạ có tay cần được gắn trên trụ tháp cao hoặc được thiết kế với cấu trúc đảm nhiệm chức năng như một tháp cao. Chúng được dùng trong vận chuyển vật thể theo hướng thẳng đứng, dùng để nâng hạ hàng hóa ở độ cao lớn hoặc rất lớn.

Cần trục tháp

Có thể chia cần trục tháp thành các loại:

  • Loại chân tháp di động: thường dùng trong thi công các công trình với độ cao trung bình, không quá lớn.  Thiết bị không thích hợp cho các công trình xây dựng cao tầng do việc di động cả tháp cùng chân sẽ gây ảnh hưởng đến chiều cao nâng của cần trục.
  • Loại chạy trên ray: là loại có khả năng di chuyển ngang trên ray bằng nguồn năng lượng lấy từ bên ngoài cần trục. Ngoài ra, còn có một số loại cần trục tháp ống lồng hay cần trục tháp bánh xích.           
  • Loại chân cố định: đặc biệt phù hợp cho các dự án, công trình xây dựng tòa nhà cao tầng, siêu cao tầng. Phần trụ tháp sẽ được neo cố định vào công trình, tăng dần theo độ cao công trình. Bên trên trụ tháp ngược phía tay cần sẽ dùng để treo đối tượng nhằm ổn định tay cầm khi nâng tải.
  • Ngoài ra, còn có thể kể đến một số loại cần trục tháp khác như: cần trục cột buồm, cần trục nổi, cần trục chân đế, cần trục cột quay,…
Thiết bị nâng cần trục 

2. Thiết bị nâng và vận chuyển

  • Xe nâng tay thấp: đây là dòng xe nâng chuyên dùng trong nâng hoặc vận chuyển hàng hóa tại các công xưởng, nhà máy.
Xe nâng tay thấp
  • Xe nâng tay cao: là dòng xe nâng chuyên dùng để nâng cao hàng hóa ở các công xưởng, nhà máy.
Xe nâng tay cao
  • Xe nâng tay cân điện tử: là dòng xe chuyên dùng trong việc nâng, hạ hay di chuyển hàng hóa. Đặc biệt, loại xe này còn được thiết kế thêm cân điện tử để cân khối lượng hàng hóa, từ đó rút ngắn quy trình làm việc, tiết kiệm thời gian tối ưu.
Xe nâng tay cân điện tử
  • Xe nâng thùng phuy: chuyên dùng trong nâng cao hoặc di chuyển các thùng phuy chứa chất lỏng.
Xe nâng thùng phuy
  • Xe nâng mặt bàn: có thiết kế như một chiếc bàn sắt. Loại xe này sử dụng động cơ thủy lực để thực hiện hoạt động nâng hạ hàng hóa. Ngoài ra, xe nâng mặt bàn còn trang bị thêm bánh xe, giúp di chuyển hàng hóa.
Xe nâng mặt bàn
  • Xe đẩy kéo hàng: dòng xe chuyên dùng để di chuyển các loại hàng hóa nặng, cồng kềnh. Qua đó, giúp làm giảm áp lực, đồng thời giải phóng sức lao động cho các công nhân viên đang làm việc tại các nhà hàng, siêu thị, kho bãi.
Xe đẩy kéo hàng
  • Bàn nâng thủy lực: thiết bị chuyên dùng khi muốn nâng hàng hóa lên cao, thường sử dụng trong các công ty sản xuất nguyên liệu, in ấn hay sản xuất thực phẩm, công xưởng cơ khí,…
  • Xe nâng điện ngồi lái: mẫu xe thường dùng để di chuyển, bốc xếp hay nâng hạ hàng hóa nặng.
Xe nâng điện ngồi lái
  • Xe nâng điện đứng lái: loại xe giúp di chuyển và nâng hạ hàng hóa thường có ở các đơn vị nhỏ với số lượng hàng hóa không nhiều như các cửa hàng, công xưởng nhỏ,…
Xe nâng điện đứng lái reach truck
  • Thang nâng người: chuyên dùng để nâng người làm việc trên cao như lắp bóng đèn điện, sơn sửa nhà, trang trí nội thất,… giúp công việc trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Thang nâng người

>>> Xem thêm:

Xe nâng người làm việc trên cao là gì? Bảng giá thuê xe nâng người chi tiết 2023

Xe nâng đối trọng là gì? Đặc điểm của bộ phận đối trọng xe nâng

3. Palang xích

Palang xích lắc tay

Palang xích tay có thiết kế đơn giản, tính cơ động cao với tải trọng nâng từ 1 - 3 tấn. Cấu tạo gồm: tay lắc, quả lắc, dây xích và móc nâng. Khi cần thực hiện nâng hạ, chúng ta tác động lực lên tay cầm để điều khiển thiết bị hoạt động. Thiết bị này được dùng nhiều ở kho xưởng, công trình cần nâng hạ hàng hoá tải trọng nhẹ, không sử dụng nguồn điện.

Palang xích kéo tay

Là thiết bị nâng hạ có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển, nâng hạ được hàng hoá có tải trọng từ 1 - 10 tấn với chiều cao nâng có thể đạt tới 9m. Thiết bị dùng sức người để kéo xích nâng vật có tải trọng lớn.

Palang xích

Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng hạ

1. Đối với thiết bị nâng hạ

  • Sản phẩm cần đạt chất lượng tiêu chuẩn, có đăng ký và kiểm định chất lượng trước khi đưa vào sử dụng.
  • Chỉ sử dụng các thiết bị nâng có tình trạng kỹ thuật tốt, được đăng ký và còn thời hạn kiểm định. Không sử dụng những thiết bị chưa qua kiểm nghiệm, chưa đăng ký sử dụng, thiết bị hỏng hóc.
  • Sử dụng thiết bị theo đúng mục đích, tính năng cũng như đặc tính thiết bị. Việc sử dụng phải phù hợp với hướng dẫn và các quy định từ nhà sản xuất.
  • Một số trường hợp đặc biệt có thể sử dụng 2 hay nhiều thiết bị nâng hạ nhưng cần tính toán kỹ các phương pháp an toàn.
  • Không được phép treo thêm pano hay áp phích lên thiết bị khi hoạt động ngoài trời. Điều này có thể gây cản trở đến quá trình hoạt động.
  • Kiểm tra một lần nữa các thiết bị nâng hạ sau khi kết thúc phiên làm việc. Kiểm tra kỹ càng, siết chặt lại các phần đã bị lỏng trên thiết bị.
  • Trong điều kiện tốc độ gió thực tế lớn hơn tốc độ gió tối đa đã được quy định thì phải dừng các hoạt động với thiết bị nâng hạ.

2. Đối với người điều khiển

  • Người điều khiển thiết bị nâng hạ yêu cầu phải là người có kinh nghiệm chuyên môn, được đào tạo, có chứng chỉ hành nghề và am hiểu chính xác lĩnh vực. Người điều khiển cần nắm chắc các tính năng cũng như đặc điểm của thiết bị mình đang điều khiển.
  • Khi người điều khiển không nhìn thấy tải cần có sự hỗ trợ của những người buộc móc tải và đánh tín hiệu.
  • Hệ thống tín hiệu giữ người điều khiển và người hỗ trợ cần được quy định cụ thể, dễ nhận biết.
  • Người điều khiển và người hỗ trợ có trách nhiệm không để người khác leo lên thiết bị hay làm việc trong khu vực đang thực hiện để đảm bảo an toàn.
  • Cho thiết bị ngừng hoạt động khi phát hiện một trong những hiện tượng sau: bị hỏng phanh của một trong các kết cấu, nhận thấy các bộ phận nâng như ròng rọc, cáp bị nứt hoặc hư hại, đường ray bị hư hại, không đảm bảo,…

3. Đối với hàng hóa được nâng hạ

  • Đảm bảo hàng hóa được nâng hạ không vượt quá quy định về trọng tải tối đa.
  • Các hàng hóa như vật liệu dễ cháy, nổ, chất độc, bình đựng khí nén hay chất lỏng nén không được sử dụng để nâng hạ.
  • Đảm bảo khu vực nâng, không có vật khác cản trở quá trình nâng.
  • Tính toán cẩn thận bề mặt hạ tải. Bề mặt đảm bảo không trơn, tương đối bằng phẳng, cố định, tránh bị trơn trượt khi hạ tải.
  • Khi móc hay bốc xếp hàng hóa lên máy nâng hạ cần bảo đảm độ cân bằng và ổn định cho thiết bị nâng.

Xe nâng Doosan Việt Nam - Đơn vị phân phối chính hãng thiết bị nâng hạ Doosan Hàn Quốc

Trên thị trường hiện nay, tuy có rất nhiều đơn vị cung cấp thiết bị nâng hạ nhưng Xe nâng Doosan Việt Nam vẫn luôn nhận được nhiều sự tin tưởng, lựa chọn của quý khách hàng.

Là nhà phân phối chính thức duy nhất xe nâng Doosan của Tập đoàn Doosan IV (Hàn Quốc) tại Việt Nam, Xe nâng Doosan Việt Nam luôn mang đến cho khách hàng các sản phẩm phù hợp với giá thành tốt nhất.

Mời quý bạn đọc tham khảo những mẫu thiết bị nâng hạ hàng hoá của chúng tôi:

Xe nâng Reach Truck
Liên hệ
Còn hàng
Động cơ Điện
Tải trọng 2500kg
Chiều cao nâng 1000 - 3900mm
Bánh xe Vulkollan
Kiểu vận hành Đứng lái
Xe nâng pallet điện
Liên hệ
Còn hàng
Động cơ Điện
Tải trọng 2500kg
Bánh xe PU/ Vulkollan
Kiểu vận hành Dắt bộ
Xe nâng điện ngồi lái 2 tấn
Liên hệ
Còn hàng
Động cơ Điện
Tải trọng 2000kg
Chiều cao nâng 1000 - 3900mm
Bánh xe Lốp hơi/ Lốp đặc
Kiểu vận hành Ngồi lái
Xe nâng 3 tấn
Liên hệ
Còn hàng
Động cơ Dầu diesel
Tải trọng 3000kg
Chiều cao nâng 1000 - 3900mm
Bánh xe Lốp hơi/ Lốp đặc
Kiểu vận hành Ngồi lái

Bên cạnh đó, với đội service linh hoạt, chuyên nghiệp sẽ thực hiện việc sửa chữa, bảo dưỡng xe nâng nhanh chóng trong ngày cho các quý khách hàng ở HN và TP.HCM và 24 - 72h đối với các tỉnh thành lân cận.

Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như có những tư vấn lựa chọn thiết bị nâng hạ phù hợp nhất, quý khách xin vui lòng liên hệ với Xe nâng Doosan Việt Nam qua hotline 1900 55 88 77 hoặc để lại bình luận ngay dưới bài viết.

>>> Xem thêm:

Giá xe nâng Reach Truck Doosan mới 100% nhập khẩu chính hãng

Xe nâng Forklift là gì? Các loại xe forklift điện, dầu phổ biến

Xe nâng tiếng anh là gì? Các thuật của xe nâng trong tiếng anh

Xe Truck là gì? Các thương hiệu xe Truck nổi tiếng thế giới

Tìm kiếm liên quan:

  • Thiết bị nâng hạ bằng tay
  • Thiết bị nâng hạ mini
  • Thiết bị nâng hạ bằng điện
  • Thiết bị nâng hạ thủy lực
  • Dụng cụ nâng hạ đa năng
  • Thiết bị nâng hạ tiếng Anh là gì

Được viết bởi

anh-nguyen-my-nguyen
Nguyễn Mỹ Nguyên
Trưởng nhóm Dịch vụ Kỹ thuật Doosan

Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật xe nâng cùng 5 năm gắn bó với Xe nâng Doosan Việt Nam chắc chắn sẽ là nền tảng để anh Nguyên chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và tin tức về hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng xe nâng cũng như thiết bị máy móc, máy công trình khác.

Đánh giá & nhân xét

(0) đánh giá
  • 0%
  • 0%
  • 0%
  • 0%
  • 0%

Đánh giá*

Vui lòng đánh giá sao!

Số điện thoại không đúng định dạng!

Số điện thoại là bắt buộc!

Họ và tên là bắt buộc!

Nội dung là bắt buộc!

Nhận xét

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

default

Thông tin bình luận

Liên hệ với chúng tôi

Nhận báo giá xe nâng sau 05 phút


Họ và Tên là bắt buộc!


Số điện thoại là bắt buộc!

Số điện thoại không đúng định dạng!


Nội dung là bắt buộc!


Email là bắt buộc!


* Quý khách có thể liên hệ trực tiếp tới
Holtine: 1900558877 để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất