Xe nâng hàng ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu trong các kho bãi, xí nghiệp sản xuất hay tại các bến cảng. Do đó, để đảm bảo an toàn cho người vận hành và hàng hóa, các doanh nghiệp cần phải cập nhật ngay mẫu checklist kiểm tra xe nâng mới nhất hiện nay thông qua bài viết dưới đây.
Tại sao cần sử dụng phiếu kiểm tra an toàn xe nâng?
Trong quá trình sử dụng xe nâng sẽ không tránh khỏi những sự cố, lỗi hư hỏng hay những va chạm không đáng có. Người điều khiển xe nâng cần phải chịu trách nhiệm về những lỗi vi phạm hay sự cố mà mình gây ra.
Chính vì thế, để hạn chế rủi ro thì trước khi vận hành chúng ta cần phải có phiếu kiểm tra an toàn xe nâng, để ghi chép lại các lỗi hư hỏng nếu có. Bạn chỉ mất vài phút nhưng đảm bảo được sự an toàn cho bản thân, hàng hóa và những người xung quanh. Đây là việc làm cần thiết giúp quá trình làm việc được thực hiện liên tục, không bị gián đoạn. Đồng thời, đây cũng là bước bắt buộc đối với những người điều khiến trước khi xe nâng đưa vào sử dụng.
Biểu mẫu checklist kiểm tra xe nâng
Mẫu checklist kiểm tra xe nâng là một tờ phiếu có đầy đủ những hạng mục mà người dùng xe nâng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng trước và sau khi vận hành. Nếu phát hiện lỗi cần bảo trì, sửa chữa kịp thời để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Dưới đây là một số biểu mẫu checklist kiểm tra xe nâng mới nhất hiện nay:
Checklist kiểm tra xe nâng trước khi vận hành
Checklist kiểm tra xe nâng hàng tuần
Tải file Excel tại đây: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1QbPB-akkFWfbgrUhRqzlO8pL2WzQwOTC/edit?usp=sharing&ouid=109193888923418972472&rtpof=true&sd=true
Đối với các loại xe nâng tay thủy lực hoặc xe nâng điện thì quá trình kiểm tra được thực hiện đơn giản hơn so với các loại xe nâng động cơ đốt trong. Đối với những chiếc xe nâng mới, hầu hết các hạng mục đều hoạt động ổn định và ít xảy ra sự cố. Ngược lại, đối với những chiếc xe nâng cũ sẽ tiềm ẩn những rủi ro, cần được phát hiện sớm và khắc phục kịp thời.
Hướng dẫn cách kiểm tra xe nâng
Để hoàn thành mẫu checklist kiểm tra xe nâng hàng, người vận hành có thể thực hiện như sau:
1. Kiểm tra trước khi vận hành
Kiểm tra trực quan:
- Kiểm tra độ mòn, áp suất, độ tách của lốp xe nâng.
- Kiểm tra tình trạng của hệ thống đèn, ống kính và tình trạng đồng hồ đo trên xe.
- Kiểm tra những dấu hiệu có thể gây hại ở trên cao, bộ phận nâng và hàng hóa.
- Kiểm tra xem trên xe nâng có vết nứt hay vết vỡ nào hay không.
- Kiểm tra hệ thống xi lanh, hệ thống thủy lực có bị rò rỉ hay không.
Kiểm tra bình điện:
- Kiểm tra bình điện của xe nâng có bị rò rỉ không
- Kiểm tra kết nối nguồn điện với pin có tốt không
- Kiểm tra bảo mật kết nối của bình điện
Kiểm tra chất lỏng:
- Kiểm tra lượng dầu làm mát và lượng nhiên liệu của động cơ
- Kiểm tra kỹ phần dầu phanh và mức dầu thủy thực
Ngoài ra, chúng ta cần phải kiểm tra thêm hộp số, hệ thống nâng hạ hàng hóa, bảng dữ liệu vận hành và hệ thống điều khiển xem có hoạt động ổn định không.
2. Kiểm tra sau vận hành
Sau khi vận hành xe nâng trong một ngày dài, người điều khiển cần thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra bộ phận phanh tay, bộ truyền động, chuyển động về phía trước và ngược lại.
- Kiểm tra bàn đạp phanh, hệ thống điều khiển, độ nâng và độ nghiêng khi nâng.
- Kiểm tra các thiết bị như đèn pha, đèn báo, đèn nhấp nháy, gương chiếu hậu, đèn đảo chiều…
Trong quá trình sử dụng xe nâng hàng, sự an toàn của con người luôn là yếu tố quan trọng. Do đó, dựa vào những hạng mục trong mẫu checklist kiểm tra xe nâng sẽ giúp người lái phát hiện sớm các lỗi hư hỏng để kịp thời khắc phục. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
>>> Xem thêm:
Bảng mã lỗi xe nâng điện TCM & Cách xử lý
Bảng mã lỗi xe nâng điện Komatsu cập nhật 2023
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!