Xe nâng người là phương tiện được sử dụng phổ biến không chỉ trong sản xuất công nghiệp, nó còn có mặt tại các công trường xây dựng, nhà kho, xí nghiệp sản xuất. 100% người lái bắt buộc phải chứng chỉ vận hành xe nâng người, đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro trong quá trình nâng lên và hạ xuống.
Mục lục
- Chứng chỉ vận hành xe nâng người là gì?
- Bằng lái xe nâng người và chứng chỉ vận hành xe nâng người có khác nhau không?
- Lý do vì sao bắt buộc phải có chứng chỉ vận hành xe nâng người
- Quy định chung về chứng chỉ vận hành xe nâng người
- Đào tạo cấp chứng chỉ lái xe nâng người
- Làm sao để phân biệt chứng chỉ xe nâng người thật, giả
- Những câu hỏi thường gặp về chứng chỉ xe nâng người (FAQ)
Chứng chỉ vận hành xe nâng người là gì?
Xe nâng người được sử dụng để di chuyển người lao động các vị trí cao để làm việc, xuất hiện phổ biến tại các công trình xây dựng hay các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng tòa nhà, cây cối, đường dây điện, đường ống nước…
Chứng chỉ vận hành xe nâng người được hiểu là một tờ giấy chứng nhận do cơ quan quản lý lý Nhà Nước cấp cho người trực tiếp lái xe nâng. Để có được chứng chỉ, người lái cần phải đăng ký học tập thi thi bằng lái theo đúng quy định.
Tại Việt Nam, những người tham gia lái xe nâng bắt buộc phải có chứng chỉ để đảm bảo đạt yêu cầu về kỹ thuật và kinh nghiệm xử lý các tình huống, tai nạn có thể xây ra. Việc này không những giúp đảm bảo an toàn cho người lái mà nó còn an toàn đối với người được nâng lên và những người xung quanh.
Bằng lái xe nâng người và chứng chỉ vận hành xe nâng người có khác nhau không?
Chứng chỉ vận hành xe nâng người hay bằng lái xe nâng người đều là những loại giấy tờ xác nhận người lao động có đủ năng lực để điều khiển xe nâng người. Tuy nhiên nó khác nhau ở 1 đặc điểm sau:
- Chứng chỉ lái xe nâng người chỉ là một tờ giấy chứng nhận một cá nhân đã hoàn thành khóa học đào tạo lái xe nâng, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
- Bằng lái xe nâng người là một tờ A4 thể hiện đầy đủ các thông tin về quyền sử dụng xe nâng.
Lý do vì sao bắt buộc phải có chứng chỉ vận hành xe nâng người
Dù bạn lái xe máy, xe ô tô hay máy bay thì đều bắt buộc phải có bằng lái xe. Xe nâng người cũng không ngoại lệ bởi nó có tầm quan trọng như sau:
- Đảm bảo an toàn cho người lao động: Người lái xe am hiểu về cách sử dụng xe nâng, cách xử lý sự cố, nắm rõ các bước vận hành xe nâng sẽ giảm thiểu được những rủi ro, tai nạn liên quan đến tính mạng của bản thân và những người xung quanh.
- Tuân thủ theo quy định của pháp luật: Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội đã yêu cầu 100% người lái xe bắt buộc phải có chứng chỉ vận hành xe nâng người thì mới có thể thực hiện công việc của mình.
- Thể hiện kỹ năng của người lao động: Những người có chứng chỉ lái xe nâng sẽ được tin tưởng và có nhiều cơ hội làm việc hơn so với những người không có chứng chỉ. Bên cạnh đó, nó cũng là tiền đề cho các doanh nghiệp lựa chọn được những thành viên phù hợp.
>>> Xem ngay: Xe nâng người làm việc trên cao là gì? Bảng giá thuê xe nâng người chi tiết 2023
Quy định chung về chứng chỉ vận hành xe nâng người
Nếu bạn đang có ý định thi chứng chỉ vận hành xe nâng người cần nắm rõ các quy định chung sau:
1. Quy định đối với người điều khiển xe nâng
- Người điều khiển bắt buộc phải có chứng chỉ vận hành xe nâng người. Đây là những giấy tờ xác nhận họ đã đáp ứng đủ các kiến thức, nguyên lý hoạt động của xe nâng.
- Người điều khiển phải tuân thủ các quy định an toàn khi làm việc như việc mặc đồ bảo hộ, không vượt tốc độ, không vượt tải, không sử dụng xe nâng trong điều kiện nguy hiểm.
2. Quy định đối với đơn vị cho thuê xe nâng
- Các tổ chức/ đơn vị cho thuê xe nâng người cần phải có chính sách và quy trình để đảm bảo người lái xe được đào tạo và có chứng chỉ vận hành xe nâng người.
- Kiểm tra và đảm bảo hệ thống xe nâng người đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, sự an toàn và cần bảo dưỡng định kỳ hàng tháng/ hàng quý/ hàng năm.
3. Trách nhiệm của cơ quan chức năng
- Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm về quy định chứng chỉ vận hành xe nâng để đảm bảo an toàn cho người lao động.
Đào tạo cấp chứng chỉ lái xe nâng người
1. Nội dung đào tạo
Một khoá học lái xe nâng người gồm có 30% lý thuyết và 70% thực hành, người lái xe cần phải học tập và thi đầy đủ hai nội dung này.
Lý thuyết:
- Tìm hiểu tổng quan về nghề lái xe nâng người
- Các nguyên tắc cơ bản trước - trong - sau khi vận hành xe nâng người.
- Những cơ hội làm trong nghề lái xe nâng
Thực hành:
- Giới thiệu và tìm hiểu tổng quan về cấu tạo xe nâng người
- Các nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng
- Nắm rõ các kỹ năng di chuyển như tiến, lùi, nâng người lên cao
- Bảo dưỡng, bảo trì xe nâng người đúng cách
- Các nguyên tắc an toàn lao động trong quá trình vận hành
- Kiểm tra thực hành và kết thúc khoá học
2. Địa chỉ đào tạo (tham khảo)
Xe nâng Doosan Việt Nam xin gợi ý cho bạn một vài địa chỉ học chứng chỉ vận hành xe nâng người uy tín được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động:
Tại Hà Nội:
- Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp (Địa chỉ: 656 H5 Tổ 34, P. Tân Mai, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội; Số điện thoại: 0988.688.458)
- Trường Kinh Tế Kỹ Thuật Trường Sơn - Hà Nôi (Địa chỉ: KCN Bắc Thường Tín; Số điện thoại: 0987238844)
Tại TP Hồ Chí Minh:
- Trường Kinh tế kỹ thuật miền Nam (Địa chỉ: 183 Xuyên Á, An Bình, Dĩ An, Bình Dương; Số điện thoại: 0944 335 500)
- Trường kỹ thuật Đất Việt (Địa chỉ: 28 Đ. An Phú Đông 09, Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh; Số điện thoại: 0987 238 844)
Xin lưu ý, đây là chỉ là ý kiến chủ quan của chúng tôi, bạn đọc cần tìm hiểu thật kỹ thông tin của các đơn vị đào tạo để chọn được nơi phù hợp nhất.
Làm sao để phân biệt chứng chỉ xe nâng người thật, giả
Hiện nay có nhiều địa chỉ cung cấp chứng chỉ lái xe nâng giả khiến nhiều doanh nghiệp tuyển dụng nhầm những người không có chuyên môn để vận hành lái xe nâng. Do đó, để hạn chế rủi ro các doanh nghiệp nên phân biệt chứng chỉ xe người thật và giả thông qua các đặc điểm sau:
- Màu sắc: Chứng chỉ thật sẽ có màu đỏ tươi và sáng, chứng chỉ giả có màu đỏ thẫm do sử dụng kỹ thuật scan.
- Chữ ký: Chứng chỉ thật là chữ ký tay mềm mại, uyển chuyển, nét mực đều và mạnh. Chứng chỉ giả chữ ký cứng nhắc và không tự nhiên.
- Thời gian nhận: Chứng chỉ thất phải mất từ 1 - 2 tuần, chứng chỉ giả chỉ mất khoảng 1 - 2 giờ.
- Con dấu: Chứng chỉ thật con dấu sẽ được chấm mực và đóng ngay nên có độ nhòe không sắc nét. Chứng chỉ giả sử dụng máy in nên con dấu không bị nhoè.
- Số hiệu của chứng chỉ: Phân biệt thật giả bằng cách tra cứu số hiệu chứng chỉ để biết nó ở cơ sở đào tạo nào.
Những câu hỏi thường gặp về chứng chỉ xe nâng người (FAQ)
1. Những đơn vị nào đủ điều kiện cấp phép chứng chỉ xe nâng người?
Theo điều số 53 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 thì Cục An toàn lao động thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là đơn vị được quyền cấp phép chứng chỉ xe nâng người.
2. Chứng chỉ vận hành xe nâng người có thời gian sử dụng bao lâu?
Thời hạn là 05 năm. Hết thời gian này, người lái xe nâng cần thực hiện lại bài sát hạch để cấp lại chứng chỉ mới.
3. Mức phạt người vận hành xe nâng khi không có chứng chỉ hành nghề là bao nhiêu?
Mức phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng
Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng chỉ vận hành xe nâng người. Đây là loại giấy tờ quan trọng và bắt buộc phải có để đủ điều kiện tham gia lái xe nâng an toàn.
- >>> Xem ngay:
- Cách kiểm tra chứng chỉ xe nâng thật hay giả chính xác nhất
- Nguyên lý hoạt động & Cấu tạo xe nâng người chi tiết nhất
- Hướng dẫn cách lái xe nâng chi tiết kèm tài liệu hướng dẫn vận hành xe nâng
Tìm kiếm liên quan:
- Chứng chỉ an toàn vận hành xe nâng
- Mua chứng chỉ xe nâng
- Quy định xe nâng hàng không được nâng người
- Chứng chỉ xe nâng giá bao nhiêu
- Hình ảnh chứng chỉ xe nâng
- Chứng chỉ xe nâng có thời hạn không
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!