Động cơ điện 1 pha được ứng dụng phổ biến trong đời sống và sản xuất. Nắm rõ nguyên lý hoạt động và cấu tạo của động cơ điện 1 pha sẽ giúp chúng ta ứng dụng một cách hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí tối ưu nhất. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin hữu ích về loại động cơ này.
Mục lục
Động cơ điện 1 pha là gì?
Động cơ điện 1 pha là loại động cơ có cấu tạo dây quấn Stato chỉ bao gồm 1 cuộn dây pha, nguồn cấp chính là 1 dây pha và 1 dây nguội. Do là loại động cơ có 1 cuộn dây pha nên nó không thể tự mở máy được mà cần phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.
Cấu tạo của động cơ điện 1 pha khá đơn giản nên nó được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống và trở thành công cụ không thể thiếu để cấu thành lên máy nén khí, máy bơm nước, tời kéo hay dụng cụ cầm tay…
Cấu tạo của động cơ điện 1 pha
Cấu tạo của động cơ điện 1 pha còn tùy thuộc vào loại vỏ bọc (kín hay hở). Thông thường nó sẽ có cấu tạo gồm 2 phần chính: Phần tĩnh (Stato) và phần quay (Roto),
1. Phần tĩnh Stato
- Lõi thép: Được cấu tạo hình trụ tròn rỗng và đóng vai trò là phần dẫn từ của máy. Các lõi thép sẽ được ghép từ các lá thép kỹ thuật có độ dày từ 0.35 - 0.5 mm và nó được dát theo hình vành khăn. Phía trong lõi sẽ có các rãnh xẻ để đặt dây quấn, đồng thời được sơn phủ kín trước khi khép lại.
- Dây quấn: Bộ phận này được làm từ nhôm hoặc đồng và được đặt trong các rãnh của lõi thép.
- Vỏ máy: Được làm từ gang hoặc nhôm, đóng vai trò bao bọc phần lõi thép. Đồng thời hai đầu có hai chiếc nắp được.
2. Phần quay Roto
- Lõi thép: Có dạng hình trụ và được làm từ các lá thép kỹ thuật điện, chúng sẽ được dập thành hình dĩa và ép chặt lại. Ở bên trên thường có các đường rãnh để có thể đặt được dây dẫn hoặc dây quấn.
- Dây quấn Roto: Có cấu tạo tương tự như dây quấn phần tĩnh, ưu điểm là momen lớn nhưng cấu tạo lại tương đối phức tạp.
- Roto lồng sóc: Loại này có cấu tạo khác biệt so với phần tích, được cấu tạo từ việc đúc nhôm cho các rãnh nối của roto thường được dập xiên với trục để cải thiện đặc tính của máy.
Các bộ phận khác của động cơ điện 1 pha
Ngoài các bộ phận trên, thì trong cấu tạo của động cơ điện còn có thêm bộ phận phụ khác như trục quay và công tắc ly tâm.
- Trục quay của động cơ điện 1 pha: Bộ phận này phải đảm bảo được kích thước, hình dáng, độ cứng bề mặt để hạn chế tình trạng trục quay sinh ra độ cong quá to làm khe hở không đều, gây ra sự cố cọ sát khi động cơ hoạt động.
- Công tắc ly tâm của động cơ điện 1 pha: Đối với động cơ, khi tốc độ đạt đến 72 - 78% c thì tốc độ định mức của cuộn dây phụ sẽ thoát ly ra khỏi trạng thái làm việc. Do vậy cần phải có công tắc ly tâm.
Video cấu tạo motor 1 pha
Nguyên lý làm việc của động cơ điện một pha
Dựa vào cấu tạo của động cơ điện 1 pha, chúng ta có thể hình dung được nguyên lý làm việc được diễn ra như sau:
- Nguồn điện xoay chiều được cấp cho stato của động cơ, lúc này nó chạy qua dây quấn stato và tạo nên một từ trường quay nhanh với tốc độ là 60f/p. Trong đó thì f chính là tần số của nguồn điện, p là số cực đại của phần dây quấn Stato.
- Trong quá trình quay, từ trường sẽ không ngừng quét qua các thanh dẫn của roto xuất hiện một sức điện động cảm ứng. Đồng thời tạo ra dòng điện ở trong cách thanh dẫn của roto. Các thanh dẫn tương tác với nhau và tạo ra lực điện từ.
- Tổng hợp các lực ở trên sẽ tạo ra momen quay đối với trục roto khiến cho nó quay cùng chiều với từ dương. Khi động cơ làm việc thì tốc độ của roto sẽ luôn nhỏ hơn tốc độ của từ trường.
Ứng dụng của động cơ điện 1 pha
Với đặc điểm cấu tạo của động cơ điện 1 pha, nó được sử dụng rãi trong cuộc sống hàng ngày, cụ thể như sau:
- Ứng dụng trong máy móc gia đình: Được sử dụng nhiều trong các loại máy giặt, máy hút bụi, máy cắt cỏ, máy cưa xích và các loại máy khác.
- Ứng dụng trong thiết bị điện tử: Sử dụng trong các thiết bị điện tử như máy in, máy tính, máy quay phim và các loại thiết bị khác.
- Ứng dụng trong thiết bị y tế: Động cơ điện 1 pha có mặt trong các loại máy xạ trị, máy chụp CT…
- Ứng dụng trong công nghiệp: Là bộ phận cấu tạo thành máy nén khí, máy bơm nước, máy cắt, máy kéo, máy nghiền…
- Ứng dụng trong nông nghiệp: Sử dụng làm động cơ cho máy cày, máy cắt cỏ và các thiết bị khác.
- Ứng dụng trong thực phẩm và đồ uống: Động cơ điện 1 pha được sử dụng trong các loại máy làm kem, máy ép trái cây, máy xay sinh tố…
Lưu ý khi sử dụng động cơ điện 1 pha
- Thường xuyên kiểm tra điện áp và tần số của nguồn cung cấp điện trước khi động cơ khởi động để đảm các thông số về điện đáp ứng tối đa và tối thiểu khi vận hành.
- Sử dụng công tắc điều khiển để khởi động hoặc bằng cách kéo dây đề của động cơ.
- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng động cơ để phát hiện sớm lỗi hư hỏng từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Đảm bảo động cơ luôn hoạt động ở mức nhiệt độ và áp suất đúng với khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Đảm bảo an toàn bằng việc bọc dây dẫn, sử dụng rơ le đóng ngắt an toàn, tránh rò rỉ gây chập cháy điện.
- Khi vận hành và bảo dưỡng động cơ điện 1 pha nếu gặp sự cố hỏng hóc, cần tắt máy và dừng ngay lập tức, sau đó liên hệ kỹ thuật sửa chữa chuyên nghiệp để khắc phục sự cố.
Hy vọng với những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cấu tạo của động cơ điện 1 pha, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày. Hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại bên dưới nếu bạn còn thắc mắc và cần tư vấn trực tiếp từ chuyên gia.
>>> Xem ngay: Động cơ DC là gì? Thống số, cấu tạo và các loại động cơ DC
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!